– Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày với 4 buổi thi. Học sinh sẽ phải làm 3 bài thi bắt buộc và 1 bài thi tự chọn, đề thi giảm bớt áp lực cho học sinh.
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ sáng nay (5/5), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh sẽ phải làm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội
Về thời gian làm bài thi, thí sinh sẽ làm bài thi Ngữ văn trong 120 phút, Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần (tổng 3 môn là 150 phút).
Kỳ thi được tổ chức rút gọn trong 2 ngày với 4 buổi thi thay vì 2,5 ngày như những năm trước.
Thí sinh tự do tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 không nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong hai ngày
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình đã được Bộ GD-ĐT công bố. Đề thi dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên giáo dục thường xuyên.
Bộ GD-ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi đồng loạt cùng một thời điểm trong cả nước nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Về công tác tổ chức thi (coi thi, chấm thi, phúc khảo), Bộ trưởng cho biết các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi ở địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc. Các địa phương thành lập các hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh của địa phương theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT ban hành.
Hội đồng thi thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định của quy chế thi; mỗi hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ tham gia công tác tổ chức thi là cán bộ, giáo viên của địa phương (cán bộ coi thi, giám sát thi sẽ là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên giữa các trường với nhau).
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được các Sở GD-ĐT dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Học sinh học hết chương trình nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng trường THPT hoặc Giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Học sinh lớp 12 quay trở lại việc học tập tại trường, gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường đại học sẽ thực hiện theo tinh thần tự chủ với các phương thức tuyển sinh như sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học THPT (học bạ), phỏng vấn, kiểm tra… hoặc bổ sung cách đánh giá khác cho phù hợp.
Các trường top đầu, mức độ cạnh tranh cao có thể tổ chức kỳ thi riêng theo quy định của Bộ GD-ĐT để tuyển sinh. Kỳ thi này do các trường tổ chức độc lập hoặc liên kết thành nhóm tuyển sinh. Các trường cũng có thể tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm như hiện tại.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: “Rút ngắn thời gian thi trong 2 ngày với 4 buổi thi sẽ làm cho kỳ thi gọn, nhẹ hơn các năm trước; đề thi sẽ được xây dựng phù hợp với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và nội dung chương trình tinh giản đã công bố (cả về nội dung, độ khó, thời gian làm bài thi) cũng sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh”.
Tuy nhiên, phương án này cũng có một số hạn chế như các địa phương phải chủ động tổ chức kỳ thi trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên có thể phát sinh sai sót, làm ảnh hưởng đến an toàn của kỳ thi. Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường các giải pháp khắc phục hạn chế này.
Ngoài ra, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể bị xáo trộn do nhiều trường chưa đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ cho phương án này. Việc tuyển sinh đầu vào của nhiều trường, ngành đào tạo có thể bị ảnh hưởng với các nguyện vọng ảo; thí sinh các tỉnh có thể phải tập trung về thành phố lớn để dự thi một số trường.
“Căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay và dự báo thời gian tới, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của phương án, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kỹ để phối hợp với các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 an toàn, nghiêm túc”, Bộ trưởng cho biết
- Nam Định: Nữ sinh lớp 6 mất tích bí ẩn sau khi đi học
- Giao Thủy: Kịp thời Cứu 3 ngư dân trên tàu gặp nạn khi bão về
- Nam Định: Phát hiện cây dọc mùng khổng lồ cao chạm trần nhà, lá che kín cả một chiếc Exciter
- Cuộc sống ít người biết đến ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
- Nam Định tìm cách phát triển du lịch
- Hoàng hồn khi thấy ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên trên bìa đĩa sex
- Ngày mai, miễn nhiệm Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng
- Trông quán giúp bạn, bị cướp hết tiền
- Bắt nguyên Bí thư Đảng ủy xã sai phạm về đất đai
- Mất lái, container đâm vào dải phân cách lật ngang đường
- Nam Định: Trộm lư hương 120 tuổi, đòi tiền chuộc 3 triệu đồng
- Nam Định: Rác thải bủa vây “xã nông thôn mới”
- Nam Định: Bắt 4 đối tượng chuyên lừa bán các cô gái vào động mại dâm
- Hải Hậu: Chùa Phúc Hải – Hải Minh
- Chân dung gã con rể cầm dao đâm bố vợ tử vong, vợ và mẹ vợ bị thương nặng