Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.
“Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội sẽ kéo dài đến 22/4, hay 30/4, tuỳ tình hình thực tế”, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4. Ông cũng đề nghị, TP HCM, Hà Nội cùng 10 tỉnh khác dù tiếp tục cách ly xã hội vẫn phải quan tâm sản xuất, xây dựng hạ tầng.
Trước đó, sáng 15/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 để bàn, thảo luận về các giải pháp chống dịch sau ngày 15/4, trình Thủ tướng xem xét, quyết định, theo Zing.
Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, Ban chỉ đạo đánh giá nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng dịch bệnh trên thế giới còn kéo dài. Trong nước, diễn biến dịch và điều kiện giữa các địa phương trong cũng khác nhau. Do đó, trong thời gian tới chúng ta vừa phải tiếp tục phòng, chống dịch, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16. Đối với những tỉnh, thành phố nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần.

Thủ tướng Chính Phủ. Ảnh: VGP
Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh như: Đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Tuỳ theo điều kiện và mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa phương, lãnh đạo tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm quy định các biện pháp bổ sung để vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, trong trường hợp thật cần thiết, sẽ được tổ chức theo các hướng dẫn về giám sát y tế để bảo đảm an toàn. Những địa phương có nguy cơ và nguy cơ thấp, một số hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động có điều kiện trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ…
Các địa phương được chia thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng.
Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định.
15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Theo Ban chỉ đạo, có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm “nguy cơ cao”, “nguy cơ vừa”, “nguy cơ thấp”, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người.
Cụ thể, với nhóm 12 tỉnh thành “nguy cơ cao”, việc hạn chế ra khỏi nhà; cấm tập trung đông người; đóng cửa (với hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội, lễ nghi tôn giáo đông người, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết, trường học); hạn chế giao thông (hàng không, xe khách, taxi, kể cả taxi công nghệ), áp dụng biện pháp phòng bệnh cá nhân (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, sát khuẩn rửa tay xà phòng); dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, kinh doanh cá nhân là “bắt buộc”.
Với nhóm 15 tỉnh thành “nguy cơ vừa”, các quy định nới lỏng hơn ở mức “yêu cầu thực hiện” biện pháp: đóng cửa cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hàng không, xe khách, taxi; dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, kinh doanh cá nhân.
Với các tỉnh thành “nguy cơ thấp”, mức “nới lỏng” tăng thêm ở chỗ, một số biện pháp như đóng cửa cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu; hàng không; dừng hoạt động doanh nghiệp/nhà máy/xí nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, kinh doanh cá nhân chỉ ở mức
- Hot girl Nam Định lên báo nước ngoài từ khoảnh khắc khoe eo nhỏ hơn Ngọc Trinh
- 22 Món quà vặt ngon nổi tiếng của đất Nam Định – Bạn đã thử hết chưa ?
- Nam Định: Hòn đá 50.000 nghìn đồng giờ được trả tiền tỷ
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- 5 ngôi đền, chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm
- Nam Định: Chàng sinh viên chạy xe ôm trả hàng trăm triệu bỏ quên
- Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội
-
Tập huấn báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu
-
Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
-
Trải nghiệm món Bún Chả Thành Nam
-
Giúp việc trộm 100 triệu của chủ để mua xe cho con
-
Dự án Nhà máy nước sạch Yên Phú chậm tiến độ: Cần xử lý kiên quyết để người dân sớm có nước sạch
-
Từ Nam Định lên Hà Nội thăm bạn, “tiện tay” lấy trộm xe máy của… bà bán cá
-
Điểm cầu Lê Hồng Phong-Nam Định rạo rực chờ đón CK Đường lên đỉnh Olympia
-
Tóm gọn “ông trùm” giấu ma túy trong vườn
-
Bảo tàng Tỉnh Nam Định
-
Côn đồ cầm dao đâm thiếu niên gục tại chợ hoa Quảng An
-
Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
-
Nhân viên ném hỏng đồ của khách, cả chi nhánh Viettel Post Nam Định bị đóng cửa
-
Nam Định: Cha bỏng nặng, con tử vong vì con trai đổ xăng châm lửa tự thiêu
-
Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
-
Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống