Không biết xuất hiện từ bao giờ nhưng bún chả đã trở thành món ăn được nhiều người ưa thích. Riêng đối với người Thành Nam, bún chả nhất thiết phải được kẹp bằng que tre, nướng trên lửa than hoa hồng rực để miếng chả có màu nâu vàng, cong cong thơm lựng mới “chinh phục” được khẩu vị của người dân nơi đây.
Người nội trợ không dùng vỉ sắt tây hay inox nướng chả hàng loạt mà chọn que tre tươi để xiên thịt trước khi nướng để miếng chả không chỉ có mùi thơm của gia vị khi tẩm ướp mà còn mang chút hương thơm dịu nhẹ quen thuộc của thân tre. Một chút biến tấu tinh tế này đã làm nên nét riêng độc đáo của bún chả Thành Nam.
Ðể làm nên những kẹp chả thơm ngon, bí quyết nằm cả ở khâu chọn thịt, tẩm ướp gia vị, pha chế nước chấm và kỹ thuật nướng chả.
Mỗi công đoạn đòi hỏi những khắt khe riêng. Ví như thịt lợn nhất định phải là miếng thăn đầu rồng nửa nạc nửa mỡ, vừa giòn vừa ngậy, tươi ngon, cầm dính tay mới được chọn làm chả. Dùng dao to bản thái dứt khoát cho miếng thịt mỏng bay có sợi nạc chạy kèm sợi mỡ vừa độ hai ngón tay khép.
Ướp thịt với gia vị vừa đủ, thêm vài củ hành khô, chút nước mắm ngon và một vài thìa nước màu chưng khéo để tạo thêm màu cho chả sau khi nướng. Sau chừng một giờ, kẹp thịt vào giữa hai nan tre rồi nướng trên bếp lửa than hoa hồng rực. Phe phẩy chiếc quạt nan để cho chả chín đều, chín nục từ trong ra ngoài.
Chả vừa chín tới được xếp gọn vào một bên thúng, đợi khi có khách ăn mới tiếp tục nướng lại lần hai. Lần nướng này nhằm tạo thêm hương, thêm vị cho miếng chả và cũng là cách nhà hàng muốn thực khách thưởng thức món ăn bằng tất cả các giác quan. Vậy nên, dù phải đợi khá lâu mới có được đĩa bún chả ưng ý trong khi bụng đói cồn cào nhưng không mấy ai phiền lòng.
Chả ngon, quạt khéo mới chỉ làm nên một nửa chất lượng món ăn.
Còn phải kể đến bát nước chấm pha khéo nổi vị chua, cay, mặn, ngọt, có mùi thơm của tiêu, của tỏi và hành hoa thái rối. Miếng chả nóng hổi, thơm lừng, cong cong, xì xèo chảy mỡ được thả ngay vào bát nước chấm trước khi mang ra cho thực khách. Lúc này, hương vị của nước chấm và chả nướng quyện vào nhau, nâng đẩy nhau, tạo nên cách thưởng thức hoàn hảo.
Thêm đĩa bún Phong Lộc trắng bóng, sợi nhỏ vừa mềm vừa mướt, vắt khéo hình xoáy trôn ốc nhỉnh hơn đồng bạc hoa xoè và một chút dưa gém, giá đỗ trần, rau sống, rau thơm mùa nào thức nấy làm duyên cho bún chả Thành Nam.
1 Vài hình ảnh về quán bún chả đường Hàn Thuyên
Bài: Hương Tú – Baonamdinh.vn
Ảnh: Tintucnamdinh.vn
- Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
- Nam Định: Từ chối tình cảm trai làng, cô gái trẻ bị sát hại trước ngày cưới
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
- Nhiều bút tích của cố Tổng Bí thư Trường Chinh lần đầu được công bố
- Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang
- Nam Định: Tự đặt tên di tích, cơ quan quản lý “bó tay”?
- Hải Hậu: Chùa Phúc Hải – Hải Minh
- Giai thoại cầu Vô Tình Nam Định
- Nam Định: Thiếu niên 17 tuổi bị nát bàn tay vì điện thoại phát nổ
- Tổ chức lễ đón bằng tôn vinh Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Cận Tết, Nam Định bắt vụ vận chuyển 45 kg ma túy đá và 30 bánh heroin
- Cực hy hữu: Nam bệnh nhân có 100 khối u trong bụng
- Nam Định: Người lao động bị tai nạn cụt cả hai tay, công ty lờ chuyện bồi thường
- Nam Định: Làm ca đêm về, người đàn ông tử vong cùng xe máy dưới sông
- Nam Định miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh
- Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
- Nam Định: Gây ô nhiễm môi trường, bãi rác bị người dân ‘phong tỏa’
- Phạt tù chung thân kế toán trưởng công ty đường sắt về tội lừa đảo
- 3h sáng, biển người đã chen chân về chợ Viềng Nam Định “bán rủi, mua may”
- Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài