Được xây dựng từ thời Lý, cầu Thượng ở làng Kênh (huyện Trực Ninh, Nam Định) là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam.
Cây cầu mái lá cổ xưa
Bao năm qua vẫn nắng mưa dãi dầu
Dù ai đi đâu về đâu
Nhớ ghé Cổ Lễ, qua cầu ngắm kênh
Nét độc đáo huyện Trực Ninh
Cây cầu mái lá đậm tình quê hương
Đơn sơ mà rất lạ thường
Độc nhất vô nhị bốn phương khó tìm
Bình thản đứng đó lặng im
Hồn dân tộc khiến trái tim thẫn thờ
Cầu mái lá đẹp như mơ
Văn hoá truyền thống bất ngờ rạng soi!
——————————————————
Mái lá che nghiêng cây cầu cổ
Ngàn năm lịch sử mãi còn đây
Người xưa khéo tạo bức tranh đẹp
Cuộc sống thanh tao chốn yên bình

Cầu Thượng ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) được xây vào đời Lý sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.

Con đường độc đạo dẫn tới chùa Cổ Lễ, ngôi chùa lớn nhất khu vực được xây vào thời vua Lý Thần Tông (trị vì từ năm 1127 đến 1138) cách làng 4 cây số đã bị cắt ngang bởi con kênh đào, khiến việc đi lại trở nên khó khăn cho các Phật tử. Theo các bậc cao niên, khi đó một phụ nữ giàu có nhưng không có con đã bỏ tiền xây dựng cầu cho bà con đi lại.

Cụ Lương Thế Hoạt, 85 tuổi, cho biết theo tiền nhân kể lại thì toàn bộ hệ thống mố cầu xưa kia được làm bằng đá xanh nguyên khối, nặng hàng tấn, vận chuyển bằng bè theo đường sông Hồng. Những thợ mộc có tay nghề cao khắp trấn Sơn Nam xưa được thuê về dựng cầu.

Cầu có 5 gian, dài hơn 10 m, rộng 4 m, cao 3 m tính từ mặt sàn lên, hai bên đều có bục để ngồi. Từ sơ khai, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói) chứ không lợp ngói, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Chỉ khi nào lớp bổi đã mục thì người dân lợp lớp mới. Ngày nay, cầu được lợp bằng lá cọ.

Cầu đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883, 1904 và 2014. Trong khi tu bổ, đặt thượng lương, thợ đều khắc ghi trên hệ thống vỉ cột bằng chữ Hán. Trong ảnh là hàng chữ: “Kiến Phúc nguyên niên Giáp Thân mạnh hạ nguyệt thập nhị nhật lương thời thượng lương thụ trụ” (đặt thượng lương vào giờ tốt ngày 12 tháng 4 năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất – 1884).

Hệ thống cột cũ đan xen với cột mới cùng những dây níu mái bằng mây đan hình đồng tiền rất đẹp mắt.

Mặt sàn, khung cầu, vì kèo mái đều được làm bằng gỗ lim, trải qua hàng trăm năm vẫn không mối mọt.

“Trước đây mỗi buổi trưa hè, người dân thường ra cầu nghỉ ngơi, hóng mát, buổi tối trai tráng trong làng luyện tập võ nghệ ngay phần sân trước cầu”, ông Lương Minh Lại, người sống gần cầu cho biết. Trên bục cầu hiện vẫn còn khắc một bàn cờ cổ do người xưa lên cầu chơi cờ để lại.

Căn cứ hệ thống chữ Hán khắc trên vỉ kèo, cột, Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, cầu Thượng làng Kênh là cây cầu gỗ mái lợp bổi duy nhất ở Việt Nam.
Theo: vnexpress
- Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến Giao Thủy Nam Định
- Nữ sinh FPT được mệnh danh ‘bông hồng có gai’ trên sàn đấu Vovinam
- Quê Tôi Nam Định
- Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Khám phá ít ai hay về cá bống bớp, đặc sản Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy – nét tinh hoa của nền văn minh lúa nước
-
Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
-
Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia
-
Những địa điểm khó bỏ qua ở Nam Định
-
Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
-
Các tín đồ bia Nam Định hẹn ‘chia sẻ đam mê, kết tình bằng hữu’ tại Ngày hội Bia Hà Nội
-
Hiệu trưởng Đại học dân lập tự ý tuyển sinh cao học
-
Nam Định: Đa dạng các hoạt động tiếp sức mùa thi
-
Đền Trần nhộn nhịp trước giờ khai ấn
-
Nam Định: GĐ kho bạc ra văn bản bất thường, bị cấp trên ‘tuýt còi’
-
Trao nhà tình nghĩa cho cựu TNXP ở Nam Định
-
Chùm Ảnh: Lễ bế mạc Năm Thánh GP Bùi Chu
-
Xôi cá rô, món ngon của đất Thành Nam
-
Hơn 410 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định
-
Người bí thư chi bộ đầu tiên
-
Nam Định: Uông rượu liên tục 3 ngày, bệnh nhân ngộ độc methanol nguy kịch