Tước quyền của hoa hậu Kỳ Duyên: Giọt nước làm tràn ly?

Tước quyền của hoa hậu Kỳ Duyên: Giọt nước làm tràn ly?

Hình thức kỷ luật đó được đưa ra không đơn giản là vì Kỳ Duyên có hành động hút thuốc lá nơi công cộng mà chắc chắn đó là “giọt nước làm tràn ly”, bởi trên lộ trình quyền lực nhan sắc của mình, Kỳ Duyên để lại khá nhiều điều tiếng.
Hình thức kỷ luật Hoa hậu Kỳ Duyên vừa được đưa ra ngày 5-8 tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ công chúng. Người cho rằng như thế là nghiêm khắc với người đẹp, kẻ lại chưa hài lòng đòi lột bằng được vương miện mới thôi.

Thật ra, đọc kỹ hình thức kỷ luật đối với Kỳ Duyên thì dù không trực tiếp tước đi danh hiệu của người đẹp nhưng với việc yêu cầu không sử dụng hình ảnh và không để Hoa hậu Kỳ Duyên đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay thì Kỳ Duyên đã mất đi quyền năng đương kim Hoa hậu.

Cùng với hình thức này, Kỳ Duyên cũng sẽ không được trao quyền trượng cho người đăng quang năm nay, một hành động mang tính biểu tượng nhưng khá quan trọng cho việc chuyển giao.

Nói như thế để hiểu rằng, tước hay không tước vương miện không còn là điều quan trọng nữa, mà quan trọng là những người có quyền năng đưa ra quyết định đã có một lựa chọn về mặt ngôn từ và hình thức khá khôn khéo. Không bộ lộ rõ về mặt hình thức nhưng về nội dung việc “cấm cửa” một Hoa hậu đến với cuộc thi mà mình đã đăng quang thì cũng như là việc “tước bỏ” về mặt hình thức vị thế Hoa hậu. Đó quả thật không phải là một hình thức kỷ luật nhẹ nhàng chút nào.

Đối với Hoa hậu Kỳ Duyên điều này hoàn toàn trái ngược. Kỳ Duyên liên tiếp vướng vào các vụ lùm xùm liên quan đến hình ảnh. (ảnh internet)

Đối với Hoa hậu Kỳ Duyên điều này hoàn toàn trái ngược. Kỳ Duyên liên tiếp vướng vào các vụ lùm xùm liên quan đến hình ảnh. (ảnh internet)


Tuy nhiên, hình thức kỷ luật đó được đưa ra không đơn giản là vì Kỳ Duyên có hành động hút thuốc lá nơi công cộng mà chắc chắn đó là “giọt nước làm tràn ly”, bởi trên lộ trình quyền lực nhan sắc của mình, Kỳ Duyên để lại khá nhiều điều tiếng.

Nhìn lại những Hoa hậu Việt Nam trong thời gian gần đây có ba Hoa hậu đã từng bị dư luận hăm hở đòi tước đi vương miện. Một là Hoa hậu Thùy Dung (đăng quang năm 2008) liên quan đến việc chưa tốt nghiệp THPT, hai là Hoa hậu Mai Phương Thúy (đăng quang năm 2006) với việc có nhiều bộ ảnh, trong đó đặc biệt là bộ ảnh áo dài “xuyên thấu” được cho là khoe thân quá táo bạo. Thứ ba đó chính là Hoa hậu Kỳ Duyên.

Thế nhưng, với Thùy Dung và Mai Phương Thúy tần suất lặp lại của các hành vi bị lên án rất ít, thậm chí là không có. Thùy Dung đã gần như tự khu trú mình lại với danh hiệu, còn Mai Phương Thúy đã biết tiết chế hơn việc xuất hiện trên các khuôn hình.

Đối với Hoa hậu Kỳ Duyên điều này hoàn toàn trái ngược. Kỳ Duyên liên tiếp vướng vào các vụ lùm xùm liên quan đến hình ảnh. Công bằng mà nói, với việc không sở hữu một nhan sắc thân thiện, vẻ mặt góc cạnh của Kỳ Duyên đã khó lấy được thiện cảm của công chúng.

Kỳ Duyên dù  ít tuổi nhưng cũng đã đến tuổi của một công dân trưởng thành, đủ để nhận thức những vinh quang, áp lực và thị phi mà một người đẹp đăng quang phải chịu. (ảnh internet)

Kỳ Duyên dù ít tuổi nhưng cũng đã đến tuổi của một công dân trưởng thành, đủ để nhận thức những vinh quang, áp lực và thị phi mà một người đẹp đăng quang phải chịu. (ảnh internet)


Có ý kiến cho rằng, không nên quàng quá nhiều trách nhiệm và tư cách đại diện lên đầu một cô Hoa hậu còn ít tuổi. Ở đây có hai điểm cần được phân tách rạch ròi. Thứ nhất là tư cách đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Đây là một quan niệm đã hằn sâu trong tiềm thức, bởi đây là cuộc thi tìm kiếm nhan sắc đầu tiên ở nước ta có quy mô quốc gia. Thứ hai đó là trách nhiệm của người đăng quang. Cuộc thi nào dù nhỏ cũng đều có những ràng buộc về tiêu chí, cả trước trong và sau khi cuộc thi. Bởi thế, trách nhiệm dù muốn dù không đều đã bị đặt lên người đội vương miện.

Kỳ Duyên dù ít tuổi nhưng cũng đã đến tuổi của một công dân trưởng thành, đủ để nhận thức những vinh quang, áp lực và thị phi mà một người đẹp đăng quang phải chịu.

Hoặc nếu như khi đã đăng quang, thấy trọng trách quá lớn lao, cái mất nhiều hơn cái được người đẹp đó còn có thể xin từ bỏ danh hiệu để làm những gì mình thích. Dĩ nhiên sở thích đó còn bị sự điều chỉnh của pháp luật.

Với việc bị tước đi đặc quyền quan trọng của một đương kim Hoa hậu thì chiếc vương miện của Kỳ Duyên dù vẫn được giữ im trên đầu (về mặt hình thức) thì trên chiếc vương miện đó đã có một vết xước. Vết xước do nhân cách và hành động không chuẩn mực của một người đẹp tạo ra.

Không ai ép được người ta phải làm gì, sống ra sao trong cuộc đời nhưng người ta có quyền đòi hỏi khi bỗng nhiên một cô gái nào đó được vinh danh là đại diện cho mình mà vẫn có những hành động lệch chuẩn như thế.


TOP