Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, những năm gần đây tình trạng nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp đã và đang xuất hiện ở nhiều huyện, thành phố. Qua thống kê, mỗi vụ gieo cấy bình quân người nông dân bỏ hoang khoảng 200ha đất nông nghiệp.

Người trồng lúa thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, mưa lũ (trong ảnh: Nông dân Nam Định lo gặt lúa chạy lũ). Ảnh: I.T
Tình trạng này thường xảy ra ở những nơi khó khăn về nguồn nước tưới tiêu, chuột gây hại dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp; hoặc tại nhiều địa phương có nhiều lao động đi làm ở những khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt, vụ mùa năm 2018 này, diễn biến thời tiết khó lường nên diện tích lúa bị bỏ hoang lên đến gần 1.000ha.
Ông Đỗ Hải Điền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết: Vụ mùa năm 2018, do ảnh hưởng của mưa lớn và ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 xảy ra đúng vào thời kỳ cao điểm gieo cấy lúa mùa, kết hợp với xả lũ từ các hồ thủy điện đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 31.000ha lúa.
Trong đó, 23.100ha phải gieo cấy lại hoàn toàn. Ðến hết ngày 1.8.2018, toàn tỉnh cấy và sạ được 64.330ha lúa mùa, đạt 84% tổng diện tích gieo cấy lúa; trong đó có 21.624ha diện tích gieo sạ.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp tại Nam Định, theo ông Điền là do hiệu quả từ sản xuất lúa chưa cao.
“Một sào trồng lúa hiện nay trừ tất cả các chi phí như thuê làm đất, thuê cấy, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch lúa, người nông dân chỉ lãi hơn 200.000 đồng/vụ. Trong khi đó, bình quân mỗi nhân khẩu tại Nam Định chỉ có khoảng 400m2, thậm chí có nơi chỉ khoảng 200m2; bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng 1.500 – 1.700m2. Nếu gieo cấy hai vụ lúa trong vòng sáu tháng, mỗi nhân khẩu chỉ lãi khoảng 400.000 đồng” – ông Điền nói.
Do đó, ở những nơi khó khăn nguồn nước, gần khu dân cư, sâu, bệnh gây hại nhiều, nông dân thường không mặn mà cấy lúa. Hay tại những nơi lao động chính đi làm công nhân, lao động sản xuất nông nghiệp phần lớn là người già cho nên cũng không mặn mà với cây lúa.
Ðể hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, ông Đỗ Hải Điền cho biết, những năm qua Sở NNPTNT tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, đưa các giống mới năng suất, chất lượng, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác, bảo đảm thu nhập.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng thành lập những vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác giúp người dân yên tâm sản xuất. Ðồng thời đẩy mạnh việc chuyển đổi đất chuyên lúa hiệu quả thấp sang trồng rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo (Dân việt)
-
Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc
-
Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
-
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy tăng cường phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm
-
Đại An (Vụ Bản) – vùng đất đậm đặc các di sản văn hóa
-
Nguồn gốc của Phở Nam Định
-
Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Trị – Ý Yên – Nam Định
-
Bắt quả tang hai chú cháu buôn ma túy liên tỉnh
-
Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
-
Các làng nghề ở Nam Định
-
Phá nhà máy dệt Nam Định: Sai hay Đúng ?
-
Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định bắt đối tượng tàng trữ 1.400 viên ma túy đá
-
Vụ thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định: Không khí tang thương bao trùm căn nhà nhỏ
-
Nam Định: Hội Phủ Dầy
-
Nam Định: Gây ô nhiễm môi trường, bãi rác bị người dân ‘phong tỏa’