– Hội chùa Lương được tổ chức từ ngày 13 – 16/3 âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, nhằm suy tôn Trần Vũ, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cấp – 4 tổ từ Cổ Lễ sang đây khai khẩn, lập ấp năm 1486.
Phần Lễ gồm: Lễ kỳ yên, cầu phúc, lễ phật, rước kiệu. Phần rước, rất đặc trưng và thú vị. Đội rước đến từ khắp các xóm, các xã của Huyện, các hội tập phúc (Hội tập phúc là nơi có thờ các bà Chúa. Đoàn rước rất đông, và kéo dài đến tận vài cây số, và sẽ tiến hành rước quanh xã. Trong lễ rước thì những người tham gia ăn mặc rất trang nghiêm, tất cả đều vận những bộ đồ được thiết kế riêng cho nghi lễ rước. Mỗi đoàn tham gia đều có đầy đủ các loại kiệu: Nhang án, kiều võng, đội bảo về, đội cờ, đội kèn, đội trống, đội khênh các kiệu.
Về Phần Hội, mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam: kéo co, chơi cờ, hát chèo, lên đồng, hát văn, hát đối….
Chùa Lương còn gọi là chùa trăm gian tên chữ là Phúc Lâm Tự tọa, được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ, sau nhiều lần trùng tu chùa cũng lớn dần. Hàng chữ ghi trên thượng lương “Dương hoà nguyên niên” (1634), theo bia khắc năm Chính Hoà thứ ba (1682), và năm thứ năm (1684) cho biết có việc tu sửa chùa, dựng thêm hai dãy hành lang Đông, Tây, và đồ thờ tự bằng đá. Các tấm bia có niên hiệu Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khánh, Cảnh Thịnh chép lại việc dựng thêm thượng điện, tiền đường, tam quan, nội các và tượng tam thế. Sang thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chùa vẫn tiếp tục được tu sửa, và lần tu sửa lớn nhất là đổi hướng chùa ra phía Nam.
Chùa hiện có quy mô lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét nhất là phong cánh nhà Nguyễn thế kỷ 17 và 18. Chùa dựng trên thế đất đẹp, thoáng. Trước chùa là hồ nước trong xanh, rộng hàng ngàn mẫu như tấm gương in bóng tam quan, “Thiên thạch đài trụ”, cùng các cây cổ thụ càng tôn vẻ đẹp của tổng thể công trình. Khuôn viên chùa Lương có thể chia làm hai khu vực gắn bó chặt chẽ với nhau.
Những công trình quan trọng tập trung trong hai khu vực chính tất cả có 49 gian bao gồm: Tiền đường, tam bảo, gác chuông, hậu đường và hai dãy hàng lang Đông Tây được liên kết lại theo nối giao mái, bắt vần, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hoà. Vật liệu xây tường, lợp mái được dùng là gạch Bát Tràng vuông kích thước là 30cm x 30 cm và gói ta.
Nổi bật hơn cả là tiền đường năm gian bảo lưu kiến trúc đậm đà thời hậu Lê. Công trình không vươn theo trục dọc (chiều cao ) mà phát triển theo trục ngang (chiều rộng ) nên có dáng thấp với mái ngói uốn cong mềm mại. Kiến trúc thực hiện theo kiểu: bẩy, kẻ, trụ non, câu đầu-là thứ kiến trúc tiêu biểu của hai thế kỷ 17 và 18.
Khu vực thứ hai là chùa Lương bao gồm nhà tổ “Quan âm các” nhà khách, tăng phòng, nhà trọ, nhà bếp… bao gồm 49 gian lớn, nhỏ cũng xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Phía Bắc chùa có hàng chục tháp mộ, gắn với tổng thể kiến trúc của ngôi chùa. Khách tham quan sẽ thấy rất thú vị trước giếng nước chùa Lương bởi sự độc đáo: Thành giếng được tạo thành bằng những chiếc cối đá xếp vòng tròn chồng từng lớp nên nhau. Nước giếng trong vắt, tinh khiết, vẫn thường dùng để đồ xôi sửa lễ cúng Phật.
Tổng thể kiến trúc chùa Lương, đặc biệt ở khu vực chính đã thể hiện trình độ điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của những nghệ nhân dân gian. Tài nghệ ấy biểu lộ trên nhiều khía cạnh. Đó là việc tạo nên bộ khung của các hạng mục công trình, đảm bảo sự chắc chắn, độ bền vững qua nhiều thế kỷ mà vẫn nhẹ nhàng thánh thoát. Kỹ thuật nắp ráp, làm mộng mẹo ở trình độ cao làm cho các thành phần kiến trúc được liên kết với nhau rất khít mộng, mặc dù ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đó còn là tài nghệ trong việc tạo dáng các đầu đao, con kìm, trụ, đấu, con giường, bắp quả, cách gia công đường hoành, lá mái, soi chỉ, các góc…
Nghệ thuật điêu khắc cũng rất đặc sắc. Trên các thành phần kiến trúc, nhất là các vì của toà tiền đường tập trung chạm khắc hình tượng con rồng với nhiều tư thế: rồng chầu mặt nguyệt, rồng cuốn thuỷ, rồng vuốt râu, rồng ngậm ngọc, rồng bay, rồng cùng ngựa chim cá vui đùa, trúc hoa long. Nổi bật là hình ảnh “hổ phù” vừa oai phong vừa đẹp đẽ.
Hổ phù chạm nổi
Câu đối chữ bay
Câu đối chùa Lương được khắc vẽ công phu, nội dung phản ánh lòng tự hào dân tộc của
người Quần Anh, chẳng hạn như câu sau:
Khí sĩ thứ khâm sùng, bất tự Hán-Minh đế thuỷ
Dữ kiền khôn trường tại, khởi ư Đường Hiến tôn chung
Tạm dịch:
Khởi sự sùng kính không phải từ thời Hán- Minh bắt đầu
Cùng đất trời còn mãi, há phải đến thời Đường Hiến Tôn là hết
Tượng Phật trong chùa được đặt trên hệ thống cầu sàn, tạo dáng sinh động gần gũi với đời thường. Các pho tượng có kích thước lớn như A Di Đà, tứ vị Bồ tát, Bát vị kim cương, hộ pháp càng thể hiện đậm nét phong cách và tài hoa nghệ thuật. Ngoài tượng Phật có giá trị nghệ thuật còn phải kể đến 3 pho tượng Tam Thánh, tượng ông tổ khai sáng, các khám thờ, tượng thờ khác.
Hai dãy hành lang Đông, Tây là nơi lưu giữ một khối lượng lớn văn bia có giá trị về nhiều mặt. Tổng số có gần 40 bia, theo hình thức có thể chia làm hai khối: “Bia vuông tạc tượng, bia tròn ghi công”. Nội dung văn bia phong phú, ngoài các bia hậu nghi công sức đóng góp xây dựng chùa, bia còn ôn lại công lao khai sáng của 4 ông tổ cho biết số lần trùng tu, nâng cấp ngôi chùa, quá trình khai hoang lấn biển và phản ánh nhiều mặt cuộc sống của nhân dân Quân Anh…Với khối lượng bia nhiều như thế nên tiền nhân đất Quần Anh đã phân chia thành 3 nhóm để tiện tra cứa căn cứ vào niên hiệu đời vua, bia được dựng theo các nhóm: Nhóm Hồng Thuận, nhóm Chính Hoà, nhóm Cảnh Hưng./.
- Ông cụ 180 tuổi: “Có lẽ thần chết đã quên tôi…“
- Bài múa bùn điệu nghệ của các thanh niên Nam Định
- Nam Định: Phận làm dâu trưởng phải rửa ‘núi’ bát từ năm này qua năm khác mà không biết kêu ai
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
- Kỳ Duyên diện váy khoét ngực sâu tận rốn, tiếp tục ‘lăng xê’ vòng 1 bị nghi ‘dao kéo’
- Làng nghề nấu rượu Kiên Lao Nam Định
- Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?
- Nam Định ban hành Công điện khẩn về phòng, chống bão số 2
- Giang hồ xăm trổ chửi bới người qua trạm BOT Nam Định là ai?
- Gia tăng tình trạng nông dân bỏ ruộng tại Nam Định
- Nam Định: Mất lái, xe tải “phi” thẳng vào nhà dân
- Hành trình đến với lòng dân
- Xét xử ông Phan Văn Vĩnh ở sân rộng nghìn mét, 200 người tham gia tố tụng
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
- Nữ sinh lớp 6 mất tích khi đi học ở Nam Định đã trở về nhà
- Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
- Nam Định: Cần làm rõ những khiếu nại về đối tượng hưởng chế độ chính sách
- Nam Trực – Nam Định: Cần làm rõ một vụ đánh người có tính chất côn đồ
- Đền Giáp Ba Nam Trực Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Bách Tính – Nam Trực Nam Định
- Nam Định: Nghi ngộ độc món giò xào, 13 người cùng xóm nhập viện