Trước ý kiến không ủng hộ đề xuất tăng lương giáo viên quy định trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.
2 Bộ không ủng hộ đề xuất tăng lương giáo viên
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS mà trước đó đã đưa ra.
Tháng 11/2017, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, nổi bật 2 vấn đề: Đề nghị xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp và miễn giảm học phí tới cấp THCS.
Liên quan đến đề xuất tăng lương giáo viên, Bộ Nội vụ cho rằng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và đã ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo. Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Đây là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với nhà giáo.Theo Bộ Nội vụ, thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.
Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo như Dự án Luật đưa ra. Bộ Nội vụ góp ý: “Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ khi cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước”.
Video “12.000.000 tỷ đồng: Tăng lương giáo viên hay thêm tiến sỹ?”
Giáo viên tiếc khi đề xuất không được ủng hộ
Thầy giáo Trịnh Văn Quỳnh – Giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết, đề xuất tăng lương của Bộ GD-ĐT đã tạo nên hy vọng rất lớn trong đội ngũ giáo viên các cấp.
Thầy Quỳnh cho rằng, giáo viên đảm bảo được cuộc sống sẽ không phải lo toan mà toàn tâm toàn ý cho dạy học. Còn khi lương giáo viên bằng hoặc thấp hơn lao động phổ thông thì khó đòi hỏi học sinh, phụ huynh và xã hội tôn trọng tri thức, đề cao người thầy. Khi thu nhập cải thiện, giáo viên cũng phấn khởi hơn, nhất là khi chương trình mới sắp được triển khai trong đó giáo viên là lực lượng quyết định.“Khi đề xuất của Bộ GD không được ủng hộ, tôi và nhiều giáo viên khác cảm thấy buồn và rất tiếc. Buồn vì bộ mặt, đời sống giáo viên vẫn chưa được cải thiện. Tiếc vì ngành Giáo dục mất đi một động lực để phát triển và đổi mới”, thầy Quỳnh nói.
Thầy Trịnh Quỳnh đưa ra lý do 2 Bộ không ủng hộ đề xuất của Bộ GD-ĐT về tăng lương giáo viên: “Tôi nghĩ có thể do khi xem xét trên góc độ quản lý, nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, so với khối ngành hành chính sự nghiệp thì lương giáo viên cũng đã đảm bảo tương đương với nhiều hỗ trợ.
Tuy nhiên, có thể không chấp nhận tăng lương ngay mà có thể có từng bước, từng lộ trình vì chính sách lương hiện tại có thể phù hợp. Mặt khác, nếu giữ nguyên theo thời gian và khi đời sống thay đổi, mức lương của giáo viên có thể không đủ trang trải cuộc sống”.
Thầy giáo nổi tiếng này cho rằng, các chính sách về lương thưởng cho giáo viên chưa có hoặc chưa đảm bảo, những đầu tư cho đổi mới còn chưa thực sự đến tay giáo viên để kích thích hoạt động dạy và học. Các thầy cô cũng hy vọng Nhà nước có thể chia sẻ những khó khăn trong thu nhập của giáo viên bằng những chính sách chi tiêu phù hợp.
Đồng quan điểm trên, Thạc sỹ Văn học Nguyễn Thị Loan (giáo viên trường THCS Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình) cho rằng, đề xuất của Bộ GD tăng lương giáo viên là hoàn toàn chính đáng. Theo cô, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nên chăm lo cho sự nghiệp trồng người và phải đặt mục tiêu trồng người lên trên hết.
Cô Loan cho biết, nhiều thầy cô phải làm thêm đủ việc để tồn tại như chạy xe ôm, taxi, buôn bán thêm… mới đủ sống.
“Trong các ngày lễ, Tết, giáo viên không có thưởng, dạy thêm thì bị cấm hay muốn trải nghiệm thực tế sáng tạo nhưng không có kinh phí”, cô Loan nói.
Theo cô Loan, một xã hội văn minh phát triển phải có nền giáo dục phát triển, trong đó yếu tố con người là quan trọng.
Theo Lưu Ly( vtc.vn)
- Clip phỏng vấn “Được 9.8 điểm môn Lý vì bỏ qua câu 0.2 điểm” của thủ khoa khối A1 bất ngờ hot trên MXH
- Huyền My khiến tuyển U23 Việt Nam ngại ngùng khi chụp hình
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Đậu hoa Thành Nam – Giải nhiệt cùng mùa hè
- Thăm ngôi chùa cổ xuất hiện trên tờ 100 đồng ‘huyền thoại’
- Cư dân mạng lùng sục củ niễng Nam Định, xuýt xoa với những món ngon thuộc dạng “cực phẩm”
- Nữ sinh Nam Định “vịt hóa thiên nga” chỉ sau 2 tháng
- Thành viên nhóm phượt thủ chặn ngã tư đường ở Nam Định lên tiếng
- Ngắm nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 tại Nam Định
- Chi tiết thương tâm vụ trẻ sơ sinh vứt bên bãi rác
- Nam Định: Em bé bị tivi rơi vào đầu đã qua đời
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Ý Yên: Xã, thôn đua nhau bán đất
- Nam Định: Sinh con thứ 3 phải nộp phạt mới được làm giấy khai sinh
- Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
- Lễ hội bơi trải truyền thống của làng Đỗ Xá – Điền Xá – Nam Trực – Nam Định
- 4 tháng 3 bệnh nhân tử vong: BV Đa khoa tỉnh Nam Định lên tiếng
- Nam Định: Người đàn ông dùng gậy tấn công CSGT
- Tin bão khẩn cấp: Bão số 1 cách Nam Định 150km
- Nam Định: Tập huấn cho công chức xã chuyên theo dõi công tác ATTP
- Đền Am – Di tích Quốc gia mới được công nhận
- Thực hiện kế hoạch “Nói KHÔNG với rác ở biển Thịnh Long”