Mưa lũ năm 2017 đã gây ra nhiều sự cố trên hệ thống đê điều làm thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân ở nhiều địa phương tỉnh Nam Định. Theo dự báo, mùa mưa bão năm 2018 thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp và khó lường, Nam Định đang tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ông Đặng Ngọc Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cho biết: Các huyện, thành phố của tỉnh đã tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2018.
Qua kiểm tra, các địa phương và cơ quan chức năng xác định 28 trọng điểm chống lụt bão và đã xây dựng xong phương án bảo vệ; đồng thời lên phương án mua bổ sung, dự trữ các loại rọ thép, bao ni-lông, bạt chống tràn, vải lọc… điều chuyển, tập kết vật tư phòng chống lụt bão tại những đoạn đê, kè xung yếu.
Nam Định có 663 km đê, trong đó 365 km đê cấp I đến cấp III (gồm 91 km đê biển, 274 km đê sông) và 298 km đê dưới cấp III.
Theo đánh giá, hiện trạng công trình đê điều mùa mưa lũ năm 2018 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhiều đoạn đê bị sạt trượt, rò rỉ, thẩm lậu, xuất hiện mạch đùn, mạch sủi, điển hình như 17km đê hữu sông Ninh Cơ (Nghĩa Hưng) cao trình đê thấp hơn thiết kế bình quân 0,6-0,8m; mặt đê đoạn từ K157+400 – K159+600 huyện Mỹ Lộc bị vỡ nát…
Từ cuối năm 2017 đến nay, Nam Định đã khẩn trương hoàn thành các dự án tu bổ, củng cố đê điều trên các tuyến đê biển như dự án xử lý cấp bách hư hỏng đê biển đoạn Hải Thịnh II, huyện Hải Hậu, từ K21+418 đến K21+598; Hải Thịnh III từ K24+883 đến K26+993 thị trấn Thịnh Long; đê biển Cồn Tròn, xã Hải Hòa, từ K20+000 đến K21+340; dự án xây lắp đê, kè Nghĩa Phúc – Đông Nam Điền huyện Nghĩa Hưng từ K13+562 đến K15+142, K21+500 đến K23+912,5 và K16+035,2 đến K16+61…
Đồng thời, Nam Định cũng tiến hành tu bổ các tuyến đê sông tại các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên bị thiệt hại trong năm 2017.
Để chủ động ứng phó với mưa bão, Nam Định đã xây dựng phương án cụ thể bảo vệ hệ thống đê điều như: Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, đê điều;
chỉ đạo các xã, phường, đơn vị chuẩn bị tốt các phương án hộ đê và xử lý sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão với phương châm “4 tại chỗ”, nhất là ở những vị trí trọng điểm, xung yếu; giao chỉ tiêu nhân lực cho tất cả các xã, thị trấn, lập danh sách lực lượng xung kích hộ đê bảo đảm kịp thời ứng phó, xử lý sự cố ngay giờ đầu nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo dantocmiennui.vn
- Ở nhà trông con, bà mẹ 9X mua đất và tiết kiệm được hàng tỷ đồng
- Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
- Hot girl Nam Định lên báo nước ngoài từ khoảnh khắc khoe eo nhỏ hơn Ngọc Trinh
- 10x Nam Định đa tài, gây thương nhớ vạn ánh nhìn với nụ cười rạng rỡ
- Một ngày ở đồng quê không muối Bạch Long
- Tìm hiểu món bún chả Nam Định – Món ăn phục vụ người dân Thành Nam từ thế kỷ XIX đến nay.
- Cô gái Nam Định nuôi cua đá như thú cưng: 2 lần thoát khỏi nồi đã thành cái duyên
-
Đền Am – Di tích Quốc gia mới được công nhận
-
Huyền Trân Công Chúa – Sứ giả hoà bình thời Trần
-
Biến lớn tại Ngã 6 Nam Định
-
Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định
-
Nam Định: Hội Phủ Dầy
-
Tin mới nhất về bé gái xinh xắn ở Nam Định bị mẹ bỏ lại chùa để đi lấy chồng
-
Người dân Nam Định gia cố nhà cửa, đắp bao tải cát trước nhà ứng phó với bão số 3
-
Nam Định: Bé trai 4 tuổi bất ngờ tử vong sau bữa ăn tại trường mầm non
-
Nam Định: Một bé trai bị bỏ rơi tại nghĩa trang
-
Đưa vợ con đi du lịch Đà Lạt, người đàn ông bị bắt vì trộm hàng chục triệu đồng
-
Nhà máy Dệt Nam Định viết tiếp trang sử mới
-
Dàn siêu xe đón dâu cực khủng tại Nam Định
-
Vụ Trưởng phòng điều dưỡng xinh đẹp bị bắt: Diễn biến mới
-
Lý giải biệt danh của giang hồ mạng Trường ‘con’ nổi tiếng Nam Định
-
Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định