Ý Yên là vùng đất cổ trên địa bàn huyện hiện có 499 đình, chùa, miếu, phủ là những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn trong các giai đoạn lịch sử cách mạng của quê hương, trong đó có gần 40 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp bộ, cấp tỉnh và hàng chục di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng…
Là một trong những “cái nôi” của phong trào cách mạng, đình Cát Đằng, xã Yên Tiến là một trong hai cơ sở của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở tỉnh. Tại đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư và phong tục lễ hội của làng nghề sơn mài truyền thống.
Trên địa bàn xã Yên Tiến còn có đình Thượng Đồng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng từ thế kỷ X, có kiến trúc cổ kính mang đậm bản sắc truyền thống… Tại đình Thượng Đồng, ngày 13/8/1958, Bác Hồ khi về thăm HTX Yên Tiến là đơn vị có phong trào mạnh của tỉnh đã nói chuyện với cán bộ, nhân dân trong xã. Cũng tại đây, 13 năm sau đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã về thăm và trồng cây đa lưu niệm.
Nhiều năm qua, di tích này đã được đầu tư, tôn tạo, xây dựng thành cụm di tích gồm: Đài tưởng niệm Bác Hồ, Nhà lưu niệm Bác Hồ với tượng Bác Hồ bằng đồng cao hơn 2m, Nhà bia Anh hùng liệt sỹ…
Từ di tích đình Thượng Đồng xuôi đường 57B đến di tích đình Đô Quan xã Yên Khang, thờ tướng Trần Nhân Trứ (thời Trần) có công đánh giặc Nguyên Mông. Công trình kiến trúc còn lưu giữ những mảng chạm khắc thời Lê, đặc biệt, có bệ đá đài sen thời Trần duy nhất trên đất Nam Định còn nguyên vẹn nét chế tác chạm khắc điêu luyện và những phù điêu mình người đầu chim tuyệt tác.
Xuôi theo đê sông Sắt đến di tích đền Mờm xã Yên Trị thờ tướng Đặng Dung, người có công đánh giặc Minh thời hậu Trần. Dọc theo triền đê về phía đông có đình thờ tướng Trần Khánh Dư, tới ngã ba Độc Bộ là đền Độc Bộ xã Yên Nhân thờ Triệu Việt Vương. Tương truyền tại ngã ba này xưa là cửa biển Đại Ác, vào thế kỷ thứ VI Triệu Việt Vương đã trẫm mình để giữ tròn khí tiết…
Ngoài ra, du khách có thể tới thăm phủ Quảng Cung (phủ Nấp) xã Yên Đồng được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2005. Theo thần phả đây là nơi giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay phủ Quảng Cung đã được trùng tu xây dựng với cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, các đồ thờ tự có niên đại cổ như tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng, sắc phong, câu đối, đại tự, cửa võng đá, cột đá…
Ngoài ra, du khách có thể tới thăm phủ Quảng Cung (phủ Nấp) xã Yên Đồng được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2005. Theo thần phả đây là nơi giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay phủ Quảng Cung đã được trùng tu xây dựng với cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, các đồ thờ tự có niên đại cổ như tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng, sắc phong, câu đối, đại tự, cửa võng đá, cột đá…
Từ Yên Đồng ngược lên phía bắc tới làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên nổi tiếng với ngôi đình hiện còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc cổ. Nơi đây thờ Lão La Đại Thần Ninh Hữu Hưng, một tướng tài thời Đinh có công truyền nghề chạm khắc cho nhân dân địa phương. Các sản phẩm của làng nghề có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Từ làng La Xuyên theo đường 57 du khách đến Thị trấn Lâm, trung tâm văn hóa chính trị của huyện thăm làng nghề đúc đồng Tống Xá, thăm đình ông tổ nghề đúc Nguyễn Minh Không, di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đến xã Yên Lợi có núi Ngô Xá xưa là Vạn Phong Thành Thiên, ngọn tháp được xây dựng từ thế kỷ XI đã bị quân Minh tàn phá.
Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Ý Yên đều có giá trị về lịch sử – văn hoá, kiến trúc nghệ thuật. Nhiều năm qua, việc tổ chức lễ hội gắn với di tích đã phát huy giá trị các di tích. Trong các lễ hội thường diễn ra lễ rước kiệu, tế, tổ chức giao lưu văn nghệ, diễn các tích trò và các trò chơi dân gian như kéo lửa, chọi gà, cờ tướng, bắt trạch trong chum…
Nét độc đáo của du lịch văn hoá ở Ý Yên còn là sự hình thành, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời như làng nghề sơn mài Cát Đằng, chạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá… Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang ý nghĩa bản địa độc đáo, thể hiện tinh hoa của đất và người nơi đây. Việc phát triển làng nghề truyền thống ở Ý Yên nhiều năm qua không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn phát triển tiềm năng du lịch – dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo điều kiện để các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ, phát huy.
Tuy vậy, để tiềm năng du lịch văn hóa Ý Yên được phát huy, cần có sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở và dịch vụ du lịch song song với việc tăng cường tuyên truyền quảng bá giá trị các di sản văn hóa. Huyện Ý Yên khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển loại hình du lịch văn hoá, đẩy mạnh phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá và thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của quê hương.
DulichNamdinh
- Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
- Cột cờ Nam Định – Niềm kiêu hãnh của người dân Thành Nam
- Cô gái quê Nam Định mất tích bí ẩn sau khi đưa bạn trai ra sân bay, 5 ngày sau phát hiện thi thể dưới sông Hồng
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Phát hiện lái xe tuyến Nam Định-Hà Nội dương tính ma túy
- Đầu bếp đầu tiên mang phở ra Trường Sa
- Tranh cãi chuyện chiến sĩ cảnh sát sơ cứu CĐV nhí ở Nam Định sai cách: Khoa học lý giải thế nào?
- Nam Định: Một bé trai bị bỏ rơi tại nghĩa trang
- Tết Trung thu ở làng làm đèn ông sao lớn nhất miền Bắc
- Bất ngờ với số lượng lợn chết do dịch lở mồm long móng ở Nam Định
- Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định
- Nam Định: Xe máy đâm trực diện xe khách, 2 nam thanh niên tử vong
- Nam Định: Nhà máy dệt di dời để phát triển ổn định và lâu dài
- Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
- Nam Định: Nông dân tranh thủ ‘vớt vát’ lúa mùa