Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân với đất nước, đa phần mọi người thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ né tránh khám sức khỏe, không chịu nhập ngũ; đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gánh lấy chế tài thích đáng.
Nhằm giúp mọi người nắm bắt rõ về chế tài đối với những ai trốn nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh về vấn đề này.
PV: Thưa luật sư, trong đợt gọi nhập ngũ năm 2021, những ai trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Theo Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, đợt gọi nhập ngũ năm 2021 sẽ diễn ra vào tháng 2/2021 hoặc tháng 3/2021. Tuy nhiên, trước đó công dân phải thực hiện khám sức khỏe (khoảng thời gian từ ngày 01/11 đến ngày 31/12/2020) theo quy định tại Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Do đó, trường hợp công dân không thực hiện khám sức khỏe theo quy định, không chịu nhập ngũ… thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2013.
PV: Luật sư có thể nêu chi tiết mức phạt như thế nào? Và trong năm 2021 có gì mới hơn hiện hành hay không?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Trước tiên, tôi xin khẳng định chế tài đối với các hành vi trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trong năm 2021 được áp dụng như quy định hiện hành (không có gì mới). Cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
– Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng; đồng thời, buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự.
– Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng; đồng thời, buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng nếu người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đồng thời, buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe.
– Phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng; đồng thời, buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
– Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình.
– Phạm tội trong thời chiến.
– Lôi kéo người khác phạm tội.
PV: Ở trên luật sư có nhắc đến “lý do chính đáng” thì không bị xử phạt. Vậy như thế nào là “lý do chính đáng”, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Về vấn đề này đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BTP. Cụ thể như sau:
– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn. Trường hợp này, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng. Trường hợp này, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ. Trường hợp này, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Trường hợp này, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự… do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở. Trường hợp này, phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!
- Xuân Trường: Gặp lại người làm kèn khổng lồ đạt Guinness
- Xinh đẹp và sexy đã đành, loạt mỹ nhân này còn có học vấn ‘khủng’ bác bỏ định kiến ‘chân dài não ngắn’
- Phương Oanh – đi qua “Ngược chiều nước mắt“
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Chùa Đại Thánh Quán Đệ Tứ Nam Định
- Phở gia truyền Nam Định
- Chợ hoa đêm ở Thành Nam
- Công điện khẩn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
- Áp xe gan suýt chết vì ‘nghiện’ gỏi cá, nem chua
- Bé gái 5 tuổi lê la hè phố xin tiền ở Nam Định bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu
- Cứu hộ cá thể gấu chó tại Nam Định
- Người đàn ông quê Nam Định nằm thoi thóp bên vũng máu, cạnh xe máy đang bốc cháy
- Toàn cảnh TP Nam Định ngập trong nước
- Nam Định: Sinh viên điều dưỡng kêu trời vì ảnh kỷ yếu thảm họa
- Giao Thủy: Vùng quê đáng sống
- Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?
- Nam Định: Điều tra, truy bắt nhóm côn đồ hành hung dã man lái, phụ xe khách
- Nam Định: Tái diễn nạn in vé giả thu tiền trái phép ở đền Bảo Lộc
- Lê hội ở Nam Định và các tỉnh thành cầu may mắn đầu xuân nhất định phải đi
- Nam Định: Xây dựng lực lượng biên phòng, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh
- Nam Định: Tập huấn cho công chức xã chuyên theo dõi công tác ATTP
- Tình ảo qua mạng và những cái kết oan nghiệt