Sau 1 năm kể từ khi virus gây dịch bệnh Covid-19 chính thức có tên gọi SARS-CoV-2, virus này liên tục đột biến và tạo ra những biến chủng mới.
Ngày 31/12/2019, Trung Quốc lần đầu báo cáo những ca nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) cho Tổ chức Y tế thế giới. Nhóm virus corona trước đó gây ra nhiều bệnh, từ cúm thông thường cho đến viêm hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Căn bệnh gây nên bởi nCoV được mô tả là một dạng “viêm phổi bí ẩn”, chưa có tên gọi chính thức. Các ca mắc đầu tiên đều là người mua bán ở chợ hải sản Huanan, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Sau đó, nCoV nhanh chóng lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận 2 ca dương tính nCoV đầu tiên, là cha con người Vũ Hán, Trung Quốc, nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
Ngày 11/2/2020, WHO công bố “Covid-19” là tên gọi chính thức của dịch bệnh viêm phổi bùng phát từ Trung Quốc. Tên của virus gây bệnh là SARS-CoV-2. Tên này được đặt do virus mới có sự tương đồng về gen với virus gây đại dịch SARS năm 2003.
Sau 1 năm, SARS-CoV-2 liên tục đột biến và tạo ra những biến chủng mới từ chủng ban đầu.
Tại Việt Nam, đến nay đã xuất hiện 4 biến chủng mới của SARS-CoV-2, gồm biến chủng mới từ Anh, Nam Phi, Rwanda (châu Phi) và biến chủng gây chùm ca bệnh ở Đà Nẵng.
Biến chủng SARS-CoV-2 gây bùng phát dịch tại Đà Nẵng tháng 7/2020
Sáng 27/7/2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng cho thấy, đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định, virus được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7 – chủng D614G.
Chủng này đã xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020, sau đó trở thành chủng virus phổ biến nhất thế giới. Các phân tích chỉ ra rằng, chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trên toàn thế giới, chiếm gần 100% tại châu Âu.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, chủng virus này có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 ghi nhận ở Vũ Hán. Tuy nhiên, độc lực của virus chủng mới không tăng lên.
Biến chủng SARS-CoV-2 từ Anh
Sáng 2/12/2020, Bộ Y tế công bố Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể của virus SARS-CoV-2 ghi nhận ở Anh. Người này từ Anh về Việt Nam và được cách ly ngay tại Trà Vinh.
Ngày 2/2/2021, các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Covid-19 ở 2 ổ dịch cộng đồng đang bùng phát mạnh: Hải Dương, Quảng Ninh.
Kết quả, 11/16 mẫu đạt tiêu chuẩn đều có trình tự gene tương tự biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tại Anh.
Theo các nhà khoa học, biến chủng này tên B.1.1.7, phát hiện lần đầu tại ở Kent, đông nam nước Anh, hồi tháng 9/2020. Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, đơn vị đã tiến hành xét nghiệm chuyên sâu và nghiên cứu lâm sàng về diễn tiến bệnh trên một số ca nhiễm biến chủng mới SARS-CoV-2 ở tâm dịch Chí Linh, Hải Dương.
Kết quả cho thấy các diễn biến lâm sàng có vẻ nhanh hơn so với bệnh nhân nhiễm chủng cũ. Những nghiên cứu, khảo sát chưa đủ thông tin để trả lời câu hỏi liệu chủng mới có làm bệnh diễn biến trầm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn chủng cũ hay không.
Về phương thức lây lan của biến chủng SARS-CoV-2 mới, bác sĩ Cấp thông tin, virus lây truyền qua không khí, bao gồm aerosol (khí dung) và qua giọt hạt nhân (các giọt bắn khi khô đi sẽ thành giọt hạt nhân bay trong không khí).
Biến chủng từ Nam Phi
Sáng 31/1/2021, GS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin, kết quả giải trình tự gene các ca Covid-19 khu vực phía Bắc đã phát hiện 2 bệnh nhân nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi.
Cả 2 trường hợp này đều chuyên gia Nam Phi, nhập cảnh vào Việt Nam.
Biến thể mới tại Nam Phi có tên B.1.351, lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Vịnh Nelson Mandela hồi tháng 10. Đến nay, biến chủng này đã ghi nhận tại 30 quốc gia trên thế giới.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20-200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay.
Đáng lưu ý, biến chủng mới cũng làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin. Thử nghiệm mới nhất cho thấy, hiệu quả bảo vệ 2 vắc xin của Mỹ là Novavax với chủng mới ở Nam Phi chỉ còn 60%, trong khi hiệu quả với các chủng khác là 90%.
Biến chủng SARS-CoV-2 từ Rwanda, châu Phi
Chiều 12/2/2021, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) đã có kết quả giải mã bộ gene chủng virus SAR-CoV-2 của bệnh nhân 1979 và 2 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp, sân bay Tân Sơn Nhất (được Bộ Y tế công bố sáng 8/2).
Kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy, cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1.Chủng này được phát hiện lần đầu tiên tại Rwanda, châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Mỹ, UAE, Úc, một số nước ở châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Hiện nay, chưa thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.
- Hải Hậu: Trở thành tỷ phú từ mô hình trang trại
- Sau đám cưới khủng, cô dâu Nam Định buồn rầu thông báo bị mất thứ này
- Khám phá tính cách của 12 con giáp trong tình yêu
- Nữ sinh Nam Định trở thành đại biểu Tài năng trẻ Việt Nam
- Pro Sports Giao Thủy: Thiện tâm song hành chiến lược phát triển
- Ai Về Nam Định Quê Tôi
- Nam Trực: Xuất lộ cây sanh Nam Điền cổ có giá 10 tỷ đồng
- Kiều nữ Nam Định lột xác thành bà trùm ma túy chỉ vì khoái spa !
- Nam sinh viên đâm thấu ngực bạn vì nghi lấy điện thoại
- Hơi ấm từ bàn tay người chỉ huy và lời hối hận muộn màng của kẻ thủ ác
- Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
- Phó chủ tịch Nam Định: Thay đổi số phận, phải có tri thức
- Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Kỷ Hợi(Nam Định): Cán bộ “ném tiền, cướp lộc” sẽ bị phê bình
- Bảo tàng Nam Định ‘mở chợ’ cổ vật
- Cận cảnh hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ
- Ngày mai xét xử vụ nam sinh Đại học thể thao sát hại người phụ nữ tại chung cư cao cấp
- Ca sĩ Trần Lập – 1 người con Nam Định qua đời
- Chùa Đại Thánh Quán Đệ Tứ Nam Định
- Di tích lịch sử, danh thắng thành Nam
- Đại nhạc hội ‘Quất Lâm biển gọi 2016’ ngập tràn âm nhạc và ánh sáng
- Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài
- Phát hiện xác thai nhi trong hộp nhựa ở Nam Định