Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy mới đây đối với những đàn ông bị mắc COVID-19 đã khỏi cho thấy cơ hội có con của họ rất thấp.
Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương (Dongfang) ngày 17/2, khi mà đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu ở University of Florence (Đại học Florence), Italy gần đây đã phân tích 43 bệnh nhân nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 65 mắc COVID-19 đã khỏi bệnh hoàn toàn và phát hiện ra rằng 11 người (25%) trong số họ có số lượng tinh trùng rất thấp và 8 người trong số họ bị mắc chứng “Azoospermia” có nghĩa là hoàn toàn không có tinh trùng trong tinh dịch, chiếm tỷ lệ gần 20%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng hơn càng có nhiều khả năng mắc chứng Azoospermia hơn sau khi đã bình phục.
Tinh trùng giảm hoặc biến mất sau khi khỏi bệnh COVID-19
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 1% nam giới trên thế giới mắc chứng Azoospermia, nhưng tỷ lệ ở những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh nêu trên cao hơn nhiều so với con số này. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói thêm, nghiên cứu này chỉ là một kết quả thống kê và không thể trực tiếp chứng minh rằng coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) sẽ làm tổn hại tinh trùng. Các nhà nghiên cứu cũng không biết tình trạng tinh trùng của những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục nói trên trước khi bị lây nhiễm dịch bệnh. Họ không chắc liệu số lượng tinh trùng của những người này có ít hoặc không có liệu có phải do nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Có điều tất cả những người đàn ông tham gia vào việc nghiên cứu này đều đã có con, cho thấy rằng trước đây tinh trùng của họ đã có một mức độ hoạt động nhất định.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Ajay Nangia, giáo sư tiết niệu tại University of Kansas Medical Center (Trung tâm Y tế Đại học Kansas), Mỹ cho biết, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì càng bị ảnh hưởng. Ông tiếp tục cho rằng vì phải mất vài tháng để tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, nên bệnh nhân phải được quan sát ít nhất trong 90 ngày để xác định xem liệu nó có ảnh hưởng lâu dài hay không. Vấn đề lớn nhất là số lượng tinh trùng ở những nam giới này có tăng lên theo thời gian hay không, ngoài ra, loại SARS-CoV-2 nào ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bệnh nhân cũng cần phải được nghiên cứu và xác minh sâu hơn.Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các loại thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và steroid được sử dụng để điều trị bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng. Báo cáo nghiên cứu liên quan đã được công bố trên tạp chí quốc tế “Human Reproduction” xuất bản ngày 1 tháng 2.
Tiến sĩ Pobeck Burkkim, Chủ nhiệm Khoa sinh sản và Vi phẫu nam học tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, cũng đồng ý. Ông nói: “Đây có thể không phải là một hiện tượng SARS-CoV-2 đặc biệt, mà là vì những bệnh nhân này tình trạng bệnh nặng hơn, cần được chăm sóc đặc biệt”.
SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến sinh sản
Trang Sina.tecch ngày 15/2 đang bài phân tích cho rằng, chúng ta có lý do để tin rằng SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và mức độ thụ thể ACE2 của tế bào tinh hoàn cao, cho phép SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu tìm kiếm SARS-CoV-2 trong tinh dịch của nam giới và những bệnh nhân nam này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2; đồng thời, vi rút SARS có trong tinh dịch của một số (chứ không phải tất cả) nam giới bị nhiễm COVID-19 đang trong thời gian hồi phục.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã tiến hành một số nghiên cứu như vậy. Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Lâm sàng vào tháng 10/2020 cũng cho thấy những bệnh nhân nam mắc SARS-CoV-2 có số lượng tinh trùng rất thấp, nhưng nghiên cứu quy mô nhỏ này chỉ bao gồm 23 bệnh nhân.
Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà nghiên cứu Italy đã kiểm tra bệnh nhân nam khoảng 30 ngày sau khi phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 và thu thập mẫu nước bọt, nước tiểu và tinh dịch của họ. Định nghĩa về bình phục COVID-19 là hai lần xét nghiệm âm tính liên tiếp đối với SARS-CoV-2.
Theo báo cáo, 43 bệnh nhân COVID-19 được phân tích bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Florence Italy trong độ tuổi từ 30 đến 65, 12 người trong số họ được điều trị tại nhà, 26 người nhập viện và 5 người được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Về tổng thể, 8 người đàn ông mắc chứng Azoospermia (hoàn toàn không có tinh trùng) và 3 người đàn ông bị chứng Oligospermia, (tức là số lượng tinh trùng thấp). Các nhà nghiên cứu xác định số lượng tinh trùng thấp là dưới 2 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch. Còn theo Trung tâm Mayo Clinic, Mỹ, nếu số lượng tinh trùng trong tinh dịch của một người đàn ông ít hơn 15 triệu mỗi ml thì thường được coi là số lượng tinh trùng thấp.
Nguy cơ mắc chứng Azoospermia (không có tinh trùng) liên quan đến mức độ nghiêm trọng của người bệnh nam giới: 4/5 bệnh nhân COVID-19 tại khoa chăm sóc đặc biệt bị Azoospermia, 3 trong số 26 bệnh nhân nhập viện bị Azoospermia và chỉ 1 bệnh nhân không nhập viện có biểu hiện Azoospermia.
Các nhà nghiên cứu cho biết chỉ có một người tham gia phát hiện thấy có SARS-CoV-2 trong tinh dịch, điều này cho thấy “sự hiện diện của virus trong tinh dịch là một trường hợp hiếm gặp sau khi hồi phục”.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 3/4 đối tượng và 100% đối tượng được nhận vào phòng chăm sóc đặc biệt có nồng độ interleukin 8 (IL-8) khá cao trong tinh dịch của họ. IL-8 là một loại phân tử của hệ thống miễn dịch cũng là một dấu hiệu của sự viêm nhiễm trong tinh dịch.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những bệnh nhân COVID-19 trong độ tuổi sinh sản cần được khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên toàn diện về chức năng sinh sản và các thông số tinh dịch.
Tiến sĩ Ajay Nangia cho rằng, dựa trên nghiên cứu hiện tại và trước đây, SARS-CoV-2 dường như ít nhất có ảnh hưởng tạm thời đối với tinh hoàn và tinh trùng. Trong ngắn hạn, điều này là đúng! Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất là liệu số lượng tinh trùng của nam giới có tăng lên theo thời gian hay không, đây có phải là một ảnh hưởng có tính liên tục và không thể đảo ngược? Chúng ta vẫn cần thực hiện các nghiên cứu và khám phá chuyên sâu hơn.Có phải là ảnh hưởng tạm thời?
Tiến sĩ Burkkim nói rằng ông không tin rằng những bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 phải cần lấy mẫu theo dõi lâu dài để phân tích tình trạng tinh trùng của họ, nhưng rõ ràng chúng ta cần thêm dữ liệu và kinh nghiệm để xử lý những hậu quả bất lợi của việc nhiễm SARS-CoV-2, vì vậy lấy mẫu theo dõi nhiều hơn sẽ giúp xác định rõ hơn những bệnh nhân nào dễ bị tổn thương nhất bởi các tác động tiêu cực đến sinh sản của SARS-CoV-2.
Một số bệnh đã biết có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản; đặc biệt chứng quai bị có thể gây viêm tinh hoàn, một số trường hợp có thể dẫn đến vô sinh. Tiến sĩ Ajay Nangia cho biết, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 cũng bị đau tinh hoàn tương tự như mắc bệnh quai bị.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù nghiên cứu mới nhất này là một trong những nghiên cứu lớn nhất về giám sát chất lượng tinh dịch sau khi bệnh nhân COVID-19 hồi phục, nhưng quy mô và số người được điều tra vẫn còn tương đối nhỏ, vì vậy cần có các nghiên cứu quy mô lớn hơn để xác nhận những phát hiện này.
- Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
- Nam Định – Vùng đất trọn đạo lý, vẹn nghĩa tình
- Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
- Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
- Chủ tiệm salon hớt tóc miễn phí cho người nghèo
- Công ty Hưng Thịnh Land hỗ trợ trung tâm cưu mang người già, tàn tật ở Nam Định
- Hải Hậu: Bèo bọt hạt muối không nuôi nổi diêm dân
- Đi tìm con trốn nhà đi chơi, bị dân vây giữ vì nghi bắt cóc trẻ em
- Trùm giang hồ Nam Định và những vụ thanh trừng băng nhóm
- Nam Định: “Lộ diện” những vi phạm tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trực?
- Giới thiệu các tư liệu quý về Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân Nam Định
- Thai nhi Nam Định chết lưu do biến chứng tắc mạch ối
- Giải mã ngôi mộ độc đáo nhất đất Nam Định
- Bún Giả Cầy Nam Định
- Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn khi đi tập văn nghệ đã tử vong dưới sông
- Nam Định chủ động hộ đê ứng phó bão số 2
- Xót xa câu nói cuối cùng chỉ có 2 từ của nạn nhân vụ nổ kinh hoàng ở Nam Định
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Nam Định
- Mâu thuẫn lúc đậu xe, thanh niên quê Nam Định lùi xe đâm chết người rồi bỏ trốn
- Tuyển dụng sai 214 giáo viên, hàng loạt cán bộ bị đề nghị kỷ luật
- Vụ nhân viên quán karaoke bị đâm tử vong ở Nam Định: Gia cảnh nạn nhân éo le, còn nuôi mẹ già, con nhỏ
- Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo