Chùa Bình A (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) tên chữ là Phúc Khánh Tự. Ngôi chùa là nơi có ngôi tượng Phật đá xanh với chiều cao 32 mét, nặng gần 3000 nghìn tấn. Ngôi tượng Phật được nhà xác lập kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngôi tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam.
Chùa Bình A là nét chấm phá của một ngôi chùa xứ Huế giữa vùng kinh Bắc
Chùa Bình A được bao bọc bởi cánh đồng lúa xanh mơn mởn được bồi đắp bởi con sông Đào hiền hòa. Ngôi chùa mang kiến trúc của Phật giáo xứ Huế, có sự hòa lẫn với văn hóa xứ Kinh Bắc, tạo nên một nét chấm phá riêng của một ngôi chùa xứ Huế giữa vùng đất Bắc.
Chùa xưa vốn là một ngôi cổ tự, được xây dựng theo kiến trúc đình chùa miền Bắc với lối kiến trúc tiêu biểu là hình chữ Đinh bằng chất liệu gỗ, chạm khắc tinh xảo, bên cạnh Chùa là Đình đền thờ của làng phụng thờ “Ngài Triệu Quang Phục và Ngài Đức Tiên Bồng”. Vào năm Quý Mão 1963 do chiến tranh tàn phá, ngôi cổ tự hiện không còn.
Với tâm nguyện của dân làng Bình A có một nơi tâm linh thờ tự cầu nguyện cho dân làng, vào năm Giáp Tuất 1994 với sự đồng tâm hiệp lực của dân làng Bình A, cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền sở tại đã xây cất lại một ngôi chùa nhỏ cách vị trí ngôi chùa cổ hơn 200m để làm nơi thừa tự Phật thánh. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ có thể xây cất được ngôi Chùa, Đình, Mẫu nho nhỏ bằng chất liệu vôi và gạch nung để bà con đến hương khói cầu nguyện với tổng khuôn viên 1.200m2.
Tổng thể khuôn viên Tam Bảo tại chùa Bình A
Năm Đinh Hợi 2007, dân làng hội đủ duyên lành thỉnh Đại đức Thích Nhật Khánh từ miền Trung xa xôi về đảm trách trụ trì hoằng dương chính pháp, chăm lo hương khói và hướng dẫn Phật tử tại địa phương tu học bái sám.
Tính đến năm 2018, Chùa được mở rộng lên 13000m2, toàn bộ tổn khuôn viên chùa với hơn nhiều công trình lớn nhỏ như Tam Bảo, Giảng đường, Trai đường, Lầu Quan Âm các, nhà Tăng, khách đường…
Năm Tân Mão 2011, khởi công trùng tu Đại hùng Bảo điện. Đến năm Quý Tỵ 2013 thì được hoàn thành. Cùng với năm này, chính thức làm lễ đặt đá khởi công kiến tạo công trình lớn nhất trong toàn bộ hệ thống kiến trúc ở chùa là công trình bảo tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên cao 32m.
Là nơi có tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam
Bảo tượng được khởi công kiến tạo vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2018, được làm từ chất liệu đá xanh tự nhiên cao 32 mét tượng trưng cho 32 tướng tốt của Đức Phật.
4 pho tượng Tứ Thiên Vương đượt đặt hai bên bảo tượng
Hai bên bảo tượng là hệ thống 10 pho tượng gồm 6 pho tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và 4 pho Tứ Thiên Vương cao 4m15 đá trắng nguyên khối kết hợp với những hàng cây xanh tạo nên một nét vẽ an tĩnh trong chốn thiền môn. 10 pho tượng Quan âm đứng uy nghi, tạo thế oai hùng xung quanh bảo tượng Đức Phật A Di Đà.
Trong những dịp lễ hội đầu xuân, Chùa Bình A thu hút nhiều du khách thập phương đến nơi đây để cầu phúc, cầu may cho năm mới. Bên cạnh đó, các phật tử cũng có cơ hội chiêm ngưỡng và bái lạy pho tượng Đức Phật cao 32m lớn nhất tại Việt Nam.
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam trong ngày khánh thành và đón bằng xác lập Kỷ lục Tôn tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam:
- Bánh Trung thu truyền thống hút khách
- Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
- Nghĩa Hưng: Đầu xuân, vua cá bống bớp tiết lộ cách nuôi cá trong ao nhà, kiếm tiền tỷ/năm
- Rộn ràng mùa cưới tại Nam Định
- Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
- Kỹ sư nghiên cứu mỹ phẩm tìm bạn gái ở Hà Nội hoặc Nam Định
- Giao Thủy: Bảo tàng Đồng quê-lưu giữ hồn quê Bắc Bộ
-
Bệnh nhân chết bất thường khi cắt a-mi-đan: Vì sao phải hỗ trợ kinh phí mai táng?
-
Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
-
Nam Định: Phát hiện thi thể nam thanh niên nổi trên sông giữa cánh đồng vắng
-
Chùm ảnh: Người dân Nam Định “khát điện” sau bão số 1
-
Nam Định: Đường ngừng thi công giữa chừng, dân thấp thỏm lo tai nạn
-
Nam Định: Hội chợ Viềng
-
Tạo bước đột phá để Nam Định đạt tỉnh nông thôn mới
-
Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
-
Nam Định và Hải Dương cuối tuần này, đừng quên cuộc hẹn tại Lễ hội Bia Hà Nội 2019
-
Nam Định phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
-
Từ tin nhắn Facebook, CSGT chặn bắt nhà xe Nam Định nhồi nhét khách
-
Tại sao lại gọi là “phở”?
-
Gã “thư sinh” Nam Định khiến trùm Năm Cam câm lặng, phải nhượng đất cắt phần
-
Giới thiệu về nhà thờ Giáo Xứ Đền Thánh Trung Lao
-
Khám phá Nam Định – Phần 1