Cầm bằng kỹ sư trong tay, có việc sớm lương cao ở thành phố nhưng chàng trai trẻ Đinh Văn Thuận (sinh năm 1985) ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã bỏ việc về quê trồng đinh lăng. Hiện, với 2ha trồng đinh lăng, mỗi năm gia đình anh Thuận đang có thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Anh Thuận bên vườn đinh lăng tiền tỷ áp dụng công nghệ cao của gia đình ở tỉnh Nam Định. “Nghề làm giàu từ cây đinh lăng đang khá hót, các sản phẩm làm ra tiêu thụ rất dễ” – anh Thuận nói.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi, anh Thuận tâm sự: “Lúc mới về quê, bố, mẹ và nhiều người cũng bất ngờ, có người còn bảo tôi đầu óc có vấn đề mới bỏ việc về quê lập nghiệp. Nhưng tôi chả sợ, có kiến thức về làm nông nghiệp không lo chết đói đâu”.
Ngày mới về, anh Thuận phụ giúp bố, mẹ chăm sóc mấy sào đinh lăng ở trong vườn nhà. Sau đó, nhận thấy tiềm năng của cây dược liệu quý này. Đầu năm 2014, anh Thuận mạnh dạn thuê hơn 2ha đất ruộng, san lấp, cải tạo đất trồng.
Lần này anh Thuận mạnh rạn đầu tư làm bài bản, các khu vườn được gia đình anh thiết kế hệ thống tưới phun sương xung quanh vườn. “Làm nông thời buổi này phải biết đưa khoa học kỹ thuật vào thì mới nhàn và hiệu quả mới cao được” – anh Thuận chia sẻ.
Theo anh Thuận, đinh lăng là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công sức chăm sóc như những cây trồng khác. Trước khi trồng phải làm đất thật kĩ và cho thêm phân chuồng, sau đó làm luống càng cao càng tốt, giữa các luống phải có rãnh thoát nước để tránh bị ngập úng khi trời đổ mưa, loại đất tốt nhất cho cây phát triển là đất thịt.

Vườn cây đinh lăng mới trồng của anh Thuận đang phát triển rất tốt và hứa hẹn sẽ cho bội thu.
Chia sẻ về bí quyết trồng đinh lăng, anh Thuận cho hay: Cứ một luống trồng khoảng 3 hàng đinh lăng, mỗi hàng cách nhau là 50cm, để khi cây phát triển sẽ không chằng chịt vào nhau. Ngoài ra, để đinh lăng phát triển tốt, nhanh được thu hoạch thì giống cũng rất quan trọng, lúc chọn ươm giống nên chọn những cành già và có độ dài từ 30-40 cm để nhân giống.
“Hiện tại, giá gốc và rễ đinh lăng được doanh nghiệp sản xuất thuốc ở tỉnh thu mua với giá giá 25.000 đồng/kg, lá đinh lăng khô được bán với giá 10.000 đồng/kg, còn cây giống được bán với giá từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg. Với mức giá này, bình quân mỗi năm trừ chi phí, tôi thu về được gần 1 tỷ đồng”- anh Thuận tiết lộ.
Theo Phạm Quân (Dân Việt)
- Chùm ảnh cuộc sống yên bình của vùng quê Hải Hậu
- Mèo nặng 20kg ở Nam Định, trả 120 triệu đồng không bán
- Đắm chìm với bức tranh thiên nhiên bình yên ở vùng đất Hải Hậu
- Nhọc nhằn mưu sinh bên ‘hỏa ngục’ giữ nghề thổi thủy tinh
- Đăng ảnh vòng 1 lấp ló, fan xôn xao Kỳ Duyên mới nâng ngực
- Thưởng thức ngô nếp sấy Nam Định vàng ruộm, giòn tan
- Thủy tinh Xối Trì, nơi sinh ra những chiếc cốc uống bia huyền thoại
-
Độc đáo nghi lễ rước đuốc trong lễ hội Phủ Dầy
-
Gia cảnh khốn khó của nam nhân viên bị khách đâm tử vong ở Nam Định: ‘Đêm nào con cũng thức đợi bố đi làm về!’
-
Nam Định: Người phụ nữ tử vong sau khi bước hụt lúc xuống xe buýt
-
Vụ đánh bạc tại Nam Định: Mâu thuẫn giữa lời nói của Trưởng Công an huyện Giao Thủy và nhân chứng
-
Tìm hiểu hương vị bánh cuốn làng kênh Nam Định
-
Bé gái bị bỏ rơi ở Nam Định: ‘Phải có lý do rất đặc biệt mới bỏ con’
-
Sắp có cao tốc 12.500 tỷ qua Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định
-
Mỹ Lộc, Nam Định: UBND xã Mỹ Phúc có tiếp tay cho nạn “chặt chém” du khách?
-
Bí quyết làm nem nắm Giao Thủy, Nam Định
-
Băng cướp Sài Gòn hoạt động táo tợn tại Nam Định
-
Lễ rước nước, tế cá tại hội đền Trần Nam Định 2017
-
Bún chả Nam Định
-
Vietnam Discovery – Xuân Thủy National Park – Vùng đất ngập mặn Xuân Thủy –
-
Lời kể của nam thanh niên bị hai kẻ bịt mặt chém đứt gân chân, tay
-
Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?