Tối đến, ông Bùi Văn Chí (50 tuổi) cùng vợ, bà Nguyễn Thị Hào (42 tuổi), trọ ở quận Hai Bà Trưng lại xuống phố tìm việc mưu sinh.
Quê ở Nam Định, cuộc sống của hai vợ chồng trước đây chỉ xoay quanh ao cá, vườn gà cùng mấy sào ruộng. “Đủ ăn nhưng không đủ sống, nên hai vợ chồng dắt nhau lên Hà Nội làm lao động tự do ở chợ người. Đến nay đã được 12 năm rồi”, ông Chí kể.

Ông Bùi Văn Chí (50 tuổi) và vợ – bà Nguyễn Thị Hào (42 tuổi) ngồi trước phòng trọ 6 m2 ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lúc 23h đêm, vợ chồng ông Chí vẫn rảo bước trên phố Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm) để tìm việc làm. Hai vợ chồng cho biết các công trình thường thi công vào ban ngày, đến tối mới cần người dọn dẹp vì đường phố ít xe cộ qua lại, xe tải dễ dàng di chuyển.
Hàng ngày, họ thường dọn dẹp, bốc vác thuê từ 19h đến 24h. “Nghề này luôn ở trong tâm thế chờ đợi, ai thuê gì làm nấy nên giống như đi câu, từ khuân vác dọn nhà, chuyển phế liệu công trình, rác thải cho đến phá dỡ nhà cửa. Thông thường, chủ nhà sẽ thuê lái xe, rồi lái xe ra chợ thuê người, phụ giúp”, ông Chí nói.
Đồ nghề của hai vợ chồng là hai chiếc xe rùa, vài ba cái thúng, xẻng, mũ đội cùng một túi đeo nhỏ đựng găng tay và chai nước lọc.
Ông Chí cùng vợ vận chuyển phế liệu từ công trình ra xe tải. Mỗi bao nặng chừng 20 đến 50 kg.
Bốc đầy một chuyến xe được khoảng 200.000 đồng. Chuyến nào phải khuân vác xa, như từ nhà tầng xuống xe tải đậu ngoài đường sẽ được thêm chút tiền”, người đàn ông quê Nam Định nói.
Trước dịch, hai vợ chồng ông kiếm gần 15 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng từ dịch tới nay, cả hai chỉ kiếm được khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Chí chìa đôi bàn tay đầy những vết chai sần. Công việc của vợ chồng ông không tránh khỏi những b.ệnh về khớp. Ông kể, năm ngoái phải nằm nhà suốt 7 tháng do bị teo cơ, liệ.t tay trái. Từ 51 kg, ông sụt còn 43 kg. Kinh tế gia đình đổ dồn vào bà Hào – vợ ông và con trai cả. Bà Hào vừa phải đi làm kiếm tiền thuốc men, chữa trị cho chồng, vừa phải chăm lo cho hai đứa con đang đi học, đồng thời trả nợ tiền xây nhà. Đến tháng 3 năm nay, ông bà mới trả hết nợ.
Kết thúc công việc trên phố cổ, vợ chồng ông Chí quay lại điểm tập kết chợ người ở quận Hai Bà Trưng, chờ đợi một chuyến xe khác.
Những ngày dịch bệnh kéo dài, công việc của mọi người ở đây cũng trở nên thất thường hơn. “Nhiều khi vài hôm liên tiếp không có việc. Đem thúng ra, ngồi không cả buổi, hai vợ chồng lại phải quay về tay trắng”, bà Hào nói. Hiện, hai vợ chồng chủ yếu nhận việc từ những lái xe quen.
Ban ngày, hai vợ chồng tranh thủ ở nhà nghỉ ngơi lấy sức. Để chuẩn bị cho bữa tối, bà Hào nấu cơm rồi chạy ra hàng cơm bình dân gần nhà để mua thức ăn. Phòng nhỏ và đề phòng cháy nổ nên ông bà dùng hai nồi cơm điện, một cái để thổi cơm, một cái hâm nóng thức ăn hoặc làm các món nấu, còn thức ăn chủ yếu mua tại tiệm cơm bình dân gần đó.

Thời gian rảnh rỗi, ông Chí thường ra ngồi hóng gió và trò chuyện cùng hàng xóm. Khu trọ đều là dân ngoại tỉnh làm lao động tự do nên dễ chia sẻ cùng nhau.
“Hồi tháng 4, thành phố giãn cách xã hội, mọi người trong khu trọ về hết. Xe khách liên tỉnh dừng hoạt động, xe dù thì hét giá 500.000 đến một triệu đồng. Hai vợ chồng nghĩ bụng, về cũng chẳng làm gì nên quyết định ở lại. Túc tắc làm vẫn có đồng ra đồng vào để trả tiền phòng và tiền ăn hàng ngày”, ông Chí nói.
“Khi đó, chồng ở nhà dưỡng bệnh, con bé lên đây theo tôi đi làm, được một tuần, nó mua chiếc điện thoại cũ này với giá 1,3 triệu đồng rồi đổi cho tôi”, bà Hào kể.

Năm ngoái, bà Hào được con gái nhắc mua điện thoại thông minh để có thể gọi video về nhà và lên mạng giải trí.

Ăn tối, rửa bát đũa xong khoảng 18h30, bà Hào cùng chồng bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để đi làm.

Đúng 19h khi trên tivi trong xóm bắt đầu mở chương trình thời sự, là lúc hai vợ chồng bắt đầu ngày làm việc.
Bà Hào cho biết, con trai cả đã lập gia đình và có công việc riêng nên hai vợ chồng không phải lo lắng. “Giờ bận tâm lớn nhất là đứa con gái thứ hai vừa thi xong đại học và đứa út học lớp 5. Mới hôm trước, nhận được giấy báo nhập học từ 3 trường đại học ở Hà Nội, chưa kịp nhận trường, con gái bảo sẽ không học tiếp, mà đi tìm việc để phụ bố mẹ.”, bà Hào nói và quẩy thúng ra phố.
- Khiếp đảm với chồng bát đũa trong 6 ngày Tết về nhà chồng
- Cột cờ Nam Định – Niềm kiêu hãnh của người dân Thành Nam
- Tuyệt đẹp với cung phượt nhà thờ đổ tại Nam Định
- Hải Hậu: Thuyền cá đầy ắp trong những ngày ra khơi đầu Xuân
- 9x Nam Định: giảm 12kg sau 1 năm và có thân hình đồng hồ cát lý tưởng: Đây là bí quyết của cô gái ấy
- Clip Rap Nam Định Trong Tim Tôi
- Nhớ Lắm Mùa Nổ Bỏng Quê Hương Hải Hậu
-
Bé trai kháu khỉnh bị bỏ rơi trước cổng chùa được người thân đến nhận
-
Ô tô biển Nam Định đi lùi trên cao tốc Hà Nội- Hải Phòng suýt gây tai nạn thảm khốc
-
Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang kêu cứu
-
Giới thiệu về nhà thờ Giáo Xứ Đền Thánh Trung Lao
-
Tổng hợp hình ảnh, clip về cơn bão số 1 đổ bộ vào Nam Định
-
BV YHCT Nam Định: Rác y tế nguy hại nằm lẫn trong rác sinh hoạt
-
Cháo sườn, quẩy giòn đúng vị Thành Nam
-
Nam Định tập trung phòng chống dịch sốt xuất huyết
-
Một phụ nữ thu mua phế liệu quê Nam Định nhập viện do bị xe máy đâm
-
Vụ cột điện 220KV làm bằng Bêtông trộn… đất: Nhà thầu tự đào móng công trình, lấy mẫu xét nghiệm
-
Vụ đòi nợ 1.000 chỉ vàng, vợ chồng thương binh tiếp tục kêu cứu
-
Bão số 3 giật cấp 10-11 đang hướng vào đất liền
-
Va chạm với xe đầu kéo, nữ sinh tử vong thương tâm
-
Tìm thấy thi thể nữ sinh 19 tuổi mang bầu 4 tuần nhảy cầu tự tử sau khi cãi nhau với người yêu
-
Thành phố Nam Định ra quân mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo