Nếu như Quảng Nam có phổ cổ Hội An, Hà Nội xưa có 36 phố phường, thì Nam Định xưa cũng có tới 40 phố cổ chứ không tầm thường. Các mặt hàng đa dạng, phong phú như: hàng sắt, hàng vải, hàng đồng, hàng bát, hàng giầy…
Thành Nam xưa
Trước đây, dọc theo dải sông Vị Hoàng, sông Đào ôm ấp lấy thành phố, ở Năng Tĩnh thì có 3 đò ngang (đò Quan, đò Bái, đò Chè), ở Đông Mạc có ba đò dọc (đi Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình), thuyền buôn ở các nơi đổ đến, buôn bán hàng hoá ngày càng tấp nập, khách buôn qua lại như mắc cửi, đường thuỷ lại càng thuận lợi, thuyền bè chật bến, buôn bán tấp nập, thành phố trở nên đô hội, thứ nhất Hà Nội, thứ nhì Nam Định.
Từ Vị Xuyên đến Năng Tĩnh, từ Cửa Nam, trải qua cửa Đông đến cửa Tây có 12 phố như: Phố Vị Xuyên: trong phố có chợ Vị Hoàng. Phố Vĩnh Lại: (gồm Hàng Bát, Hàng Mâm, sang các phố Hàn Thuyên, Hàng Cấp hiện nay). Phố Đô Xá: (phố Hàng Song dưới, Hàng Sắt trên hiện nay). Phố Đồng Lạc: (Hàng Đồng, Hàng Giầy, Vải Màn, Hàng Rượu… hiện nay). Phố Hai Cờ: (có hai cờ lính đóng, có chợ Rồng).

Nam Dinh – Rue Paul Bert ( phố Trần Hưng Đạo Thành Nam )
– Ảnh Triệu Thanh Sơn

Cầu Treo – Ảnh Triệu Thanh Sơn
Nam Định ngày nay
Là một trong những thành phố đầu tiên trong cả nước được hoàn toàn giải phóng. Nam Định đã mở ra đầu sử mới, tập trung khắc phục hậu quả sau hai cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Năm 1976, thành phố được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Từ năm 1991- 2000, thành phố Nam Định đã tạo cho mình một hướng đi tương đối toàn diện và có mặt phát triển bền vững. Trải qua nhiều lần sáp nhập chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn được xác định là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh, đóng vai trò trung tâm khu vực, có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Bến nước Thành Nam
– Ảnh Triệu Thanh Sơn
Dọc phố Giá Nứa buôn bè bán than
Tấp nập ở bến Đò Quan
Lên hà ra hải xuôi Nam một thời
Bến Muối bến Gỗ mấy nơi
Tàu thuyền san sát đò vơi ghe đầy
Bến Thóc bến Củi gần đây
Vị Hoàng sông lấp nhà xây thành phường
Trường Thi là chỗ thi Hương
Thiên Trường Nam Định vẫn chương đất này.
Kỷ niệm 60 năm ngày thành phố hoàn toàn giải phóng (1/7/1954 – 1/7/2014), ngày nay thành phố Nam Định từng bước phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài tỉnh và nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Phố Paul Bert – Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn
Từ đó tạo ra nét đặc sắc hiếm thấy mà không phải đô thị xưa nào ở Việt Nam còn giữ lại được, đây là những nét khác biệt ở mỗi đô thị, ở từng vùng khác nhau.
Ngày 5/10/2012, tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường-Nam Định (1262-2012) đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và quyết định công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I.
Dưới đây là một số hình ảnh Thành Nam xưa và nay:
Những hình ảnh Nam Định xưa

TONKIN — Nam Định — La Re’sidence

Nhà máy Dệt Thành Nam bị bom đánh phá – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Nhà Ga Thành Nam với đội phu Kéo Xe Tay – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Ngân hàng tỉnh Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Bưu Điện Nam Định thời Pháp – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Phố Bến Thóc Tp Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Phố Hàng Sắt – Tokin Nam Dinh – Rue du Fer

Phố ( Trần Phú ) trước mặt điện Kính Thiên, nay là chùa Vọng Cung
– Ảnh Triệu Thanh Sơn

Nhà máy dệt Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Sông Vị Hoàng ( Sông Lấp ) Ảnh Triệu Thanh Sơn

TonKin – Nam – Dinh Hôpital
Bệnh viện thành phố Nam Định

Nam Dinh Hotel De Ville .

Trại hiến binh – tọa lạc trên con phố Poulbert – nay là Trần Hưng Đạo. – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Các quan Tân Khoa – thi đỗ tại trường Thi NAM ĐỊNH – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Phố Hoa Kiều – nay là phố Hoàng Văn Thụ ( Nam Định ) – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Ảnh Triệu Thanh Sơn

Trường Thành Chung – Nam Định xưa – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Cột cờ Thành Nam – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Trường thi Nam Định – Khoa Nhâm Tý (1912)
(Ở giữa là nhà Thập Đạo, bên cạnh có chòi canh) – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Nhà thờ Sanhtuma – nay là trường Nguyễn Khuyến – tp Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn

Một đám cưới khi đi qua cây cầu Treo lịch sử , niềm tự hào của Thành Nam thời bấy giờ.

Ngã tư Của Đông : tp Nam Định – Ảnh Triệu Thanh Sơn
Nguồn: Thùy Linh -Tintucnamdinh.vn
Đang update thêm …..
- Nam Định: Đang chụp ảnh kỷ yếu bỗng trời đổ mưa, học sinh có bộ ảnh siêu lầy
- Những mâm cỗ quê giản dị nhưng cứ đăng lên mạng là hút ‘nghìn like’ vì ai cũng thèm
- Nam Định: Miền đất sinh bao đóa hoa quyến rũ say lòng người
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Những biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định
- Nàng dâu trẻ khoe mâm cơm đầy ắp, phong phú cho 4 người ăn nhưng thừa nhận chưa biết tính toán chi li nên tốn 12 triệu/tháng tiền ăn
- Hot girl Nam Định nóng bỏng bên sân cỏ hưởng ứng World Cup 2018
-
Có một đội kèn đông kỷ lục ở Nam Định
-
Tìm thấy thi thể nữ sinh 19 tuổi mang bầu 4 tuần nhảy cầu tự tử sau khi cãi nhau với người yêu
-
Cháu bé 23 ngày tuổi bị cướp ngay trên tay bà nội
-
Tại sao lại gọi là “phở”?
-
Ảnh: Rắc vôi bột trắng đường làng phòng chống cúm gia cầm ở Nam Định
-
Cận cảnh đoàn motor “khủng” tiễn đưa Trần Lập về đất mẹ
-
Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
-
Nam Định: Mất mạng vì giải quyết mâu thuẫn giá trông giữ xe
-
Cách làm bánh xíu páo mềm thơm, béo ngậy
-
Nam Định: Đa dạng các hoạt động tiếp sức mùa thi
-
Nam Định: Nam thanh niên đi xe SH văng xa 20 m, tử vong tại chỗ
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
-
Thành Phố Nam Định tan hoang sau sự hung bạo của cơn bão số 1
-
Nam Định quê tôi
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày