GS Lê Quân, cho rằng cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc các em học giỏi tiếp cận được học bổng.
Phát biểu tại Quốc hội sáng nay, ông Lê Quân – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau đã nêu ý kiến về một số nội dung chính liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và vấn đề hạ tầng.
Về tự chủ đại học và tự chủ các cơ sở dạy nghề, ông Quân cho rằng nhiệm kỳ vừa qua đã đạt được rất nhiều thành công và Chính phủ đã quan tâm, Quốc hội cũng quan tâm với nhiều đạo luật mới và nhiều nghị định mới.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chúng ta còn khá nhiều vướng mắc.
‘Tôi cho rằng trong 6 tháng cuối năm cũng như trong 5 năm tới, Chính phủ có thể quan tâm hơn đến vấn đề này. Chỉ khi chúng ta triển khai tốt vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp thì chúng ta mới có nhanh được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển’ – ông Quân nói.
Ba vấn đề ông Quân cho rằng cần điều chỉnh:
Thứ nhất là thời gian qua cơ sở giáo dục cũng như các cơ sở y tế đóng góp rất quan trọng vào cắt giảm chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chủ trương và tư duy của Chính phủ cũng đã thay đổi và rất nhiều chính sách cũng đã thay đổi, chúng ta không còn hiểu là tự chủ đi liền với cắt giảm chi thường xuyên của ngân sách nữa. Tuy vậy, trong quá trình triển khai còn rất lúng túng. Chúng ta nói rằng chuyển từ chi thường xuyên sang chi đặt hàng nhưng việc đặt hàng là vô cùng khó khăn và thiếu hành lang pháp lý.
Hiện nay, chúng ta biết rằng những lĩnh vực như an ninh, quốc phòng hoặc sư phạm có thể đặt hàng, đấy là những chỉ tiêu cho các khu vực công. Còn lại khu vực tư đa phần các doanh nghiệp không thể ký trực tiếp đặt hàng, trừ một số doanh nghiệp lớn cần nhân lực kỹ thuật sâu và chuyên môn kỹ năng cao. Do đó, trong thời gian qua có một thực tế là rất nhiều cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp chuyển sang tự chủ nhưng không nhận được chi thường xuyên, do đó đây cũng là một quá trình mà chúng ta thấy sốc.
Như vậy, chúng ta thấy ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đòi hỏi ngân sách của Nhà nước chúng ta phải tăng cao lên hằng năm, chứ không có nghĩa là chúng ta giảm đi được. Do đó, tôi kiến nghị với Chính phủ trong thời gian tới, chúng ta cần có một quan điểm là chuyển chi thường xuyên của các cơ sở sang tự chủ thành chi đầu tư. Chúng ta có thể không chi lương nhưng chúng ta hoàn toàn chi đầu tư để giúp nâng cao chất lượng và thu hút được người học.
Thứ hai về vấn đề tự chủ, đó là chính sách và các quan điểm về học phí. Có thể nói, nếu học phí hiện nay ngân sách chúng ta chỉ đảm bảo ở mức thấp, mức học hiện nay cũng thấp. Chúng ta thường có quan điểm phải quy định một mức trần học phí, tức là mức học phí cao nhất. Mức trần này thường đáp ứng rất thấp so với kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở giáo dục.
Do đó, chúng ta cần có quan điểm tư duy là làm sao có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng và được đảm bảo quyền học đại học. Chúng ta cũng phải đảm bảo học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành ‘học đại’. Chúng ta phải coi học phí đối với người học là một nguồn đầu tư.
Thông lệ quốc tế học phí bao giờ cũng bằng gần 2 năm tiền lương sau khi tốt nghiệp. Như vậy, mới đảm bảo được chính sách này. Tôi kiến nghị làm sao để cho các cơ sở giáo dục không nhất thiết phải tự chủ hoàn toàn mới được xác định học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.
Thứ ba, tư duy về tự chủ, nhưng cũng phải thay đổi tư duy về quản lý nhà nước. Nhiệm kỳ trước chúng ta đã có những chuyển biến rất tích cực, hệ thống chúng ta đang chuyển biến tốt thì nhiệm kỳ này tiếp tục chuyển biến mạnh hơn.
Tự chủ thì phải làm sao chúng ta quản lý chất lượng đầu ra, đánh giá được bộ chỉ số để đánh giá được hiệu quả cũng như chất lượng của từng cơ sở, của từng ngành nghề, vấn đề việc làm, chất lượng việc làm và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tự chủ là để từng cơ sở phải có trách nhiệm giải trình về việc mình đóng góp ra sao cho xã hội, còn tự chủ chúng ta vẫn hiểu theo nhiều tư duy đếm số m2, đếm số giáo viên để cho chỉ tiêu tuyển sinh, chúng ta vẫn can thiệp quá sâu vào vấn đề chức danh này phải kiêm chức danh kia hay rất nhiều yếu tố khác.
Chúng ta cũng có những lúng túng như bắt buộc Chủ tịch Hội đồng trường phải là cơ hữu. Những vấn đề đó cũng là hạn chế, trong khi có nhiều trường, nhiều cơ sở có thể mời những người có vai trò quan trọng với trường tham gia điều hành hội đồng trường này. Những quan điểm phải dạy chính quy xong mới được dạy tại chức hay phải dạy đại học xong mới được dạy cao học. Những tư duy này tôi cho rằng rất nhiều những quy định chính sách hiện nay cần thay đổi để đảm bảo các đơn vị cơ sở được tự chủ về học thuật cao hơn.
- Dàn hot girl Nam Định toàn mẫu nhí, rich kid, PT đa phong cách
- Clip ‘Đồng xanh’ phiên bản Nam Định của Mờ Naive
- Môtô 3 bánh tiền tỷ Can-am làm xe ba gác tại Nam Định
- Thưởng thức ngô nếp sấy Nam Định vàng ruộm, giòn tan
- Clip Rap Nam Định Trong Tim Tôi
- Tặng vé xe buýt miễn phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận
- Món ngon Nam Định: Bánh cuốn làng Kênh
- Nhà Thờ Đổ – Địa điểm du lịch thành nơi chứa rác thải
- VNPT khai trương dịch vụ VinaPhone 4G tại Nam Định
- Bánh đa gấc chợ Ninh – Nam Định
- Thêm hàng chục công nhân công ty da giày Nam Định nhập viện
- Nam Định: Quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa
- Đại biểu Quốc hội: Nhiều đàn ông bị vợ đánh, hắt hủi
- Tài xế phản đối BOT Mỹ Lộc: Trách nhiệm chủ đầu tư
- Ngân sách Nam Định suýt mất oan gần 350 triệu đồng
- Nam Định: Thêm huyện Hải Hậu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
- Nam Định: Bắt giam 4 cựu ‘quan xã’ bán đất trái thẩm quyền
- Thiếu nữ 14 tuổi ở Nam Định bỏ nhà đi đã quay trở về
- Quất Lâm được nâng cấp lên thị xã
- Tạm giữ nữ giúp việc mở két sắt lấy 100 triệu đồng
- Đi chợ phiên Đông Biên lớn nhất cuối cùng trong năm
- Nam Định: Phát hiện cây dọc mùng khổng lồ cao chạm trần nhà, lá che kín cả một chiếc Exciter