Gỏi nhệch là một loại đặc sản của các huyện ven biển Nam Định. Bạn có thể đã được thưởng thức đặc sản gỏi nhệch Nghĩa Hưng hay gỏi nhệch Hải Hậu nhưng hãy một lần thưởng thức món gỏi nhệch Giao Thủy để cảm nhận sự khác biệt trong cách chế biến cũng như hương vị đặc trưng của loại đặc sản này tại miền quê Giao Thủy đầy nắng và gió.
Nhệch là một loài thuộc dòng cá da trơn thường sống ở vùng đất ngập nước ven biển gần cửa các con sông có nhiều phù sa thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Giao Thuỷ là một trong những vùng có nhiều nhệch nhất vì thế mà ai đã có dịp về với mảnh đất quê hương ven biển Giao Thuỷ chắc hẳn không thể không thưởng thức các món ăn dân dã được người dân hiếu khách nơi đây chế biến từ nhệch để chiêu đãi như: nhệch nấu củ chuối (hoa chuối), chả nhệch cuốn lá gừng, cá nhệch kho… nhưng món gỏi nhệch là được ưa chuộng nhất. Ngày nay gỏi nhệch đã trở thành đặc sản trong nhiều nhà hàng ở Giao Thuỷ.
Nhệch cùng họ với lươn nhưng to hơn. Nhệch thì có hai loại là nhệch củ (sống ở vùng nước mặn) và nhệch khét (sống ở vùng nước lợ). Hai loại nhệch thì cũng có hình dạng khác nhau: nhệch củ to ngang, có con to cỡ bắp tay, chỉ dài khoảng 70 cm là cùng. Nhệch khét nhỏ hơn nhưng lại dài, có con dài tới 1m. Trong hai loại nhệch thì nhệch khét ngon hơn chính vì thế khi chế biến món gỏi nhệch thì người ta thường chọn nhệch khét làm nguyên liệu chế biến. Nhệch là loại khó bắt, không nuôi dự trữ được, chỉ sống được ở vùng ven biển nên giá bán thành phẩm hơi cao.

Thịt nhệch thái nhỏ được trộn với gia vị

Ăn gỏi nhệch nhất thiết là phải có rau thơm đi cùng. Rau thơm gồm: lá sung, lá đinh lăng, vọng cách, lá mơ lông… Và các loại quả như khế, sung, ớt….Gỏi nhệch có thể ăn cùng với bánh đa vừng. Các loại rau thơm có thể để nguyên lá hoặc thái nhỏ và trộn lẫn với nhau. Đây chính là các loại lá thuốc dân gian tốt cho đường tiêu hóa vì vậy mà khi ăn cùng với thịt nhệch sống nhưng không một ai bị đau bụng ngay cả với những người yếu dạ.
Khi ăn thực khách dùng miếng bánh đa nem cuộn với các loại rau gia vị và một gắp thịt nhệch cuộn chặt lại rồi chấm vào bát dấm, quả thật chẳng có món gỏi nào có thể sánh được với gỏi nhệch. Nếu thực khách uống được rượu thì có thể dùng rượu trắng Bỉnh Ri pha với tiết nhệch hay hoà với mật nhệch thì thật thú vị vô cùng. Ngoài món gỏi cá nhệch, vùng quê Giao Thủy còn có gỏi cá chim, gỏi cá hồng, gỏi cá ngừ…với cách chế biến tương tự.Gỏi cá Giao Thủy ăn rất ngon, mát, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Hồng Luyến- Phòng VHTT Giao Thủy
-
Di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ (Nam Định): Nhiều năm triển khai vẫn chậm tiến độ
-
Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp
-
Nam Định: Côn đồ dùng súng bắn trọng thương tài xế và phụ xe khách
-
Nam Định của tôi…
-
Tất tần tật bí kíp cầm 200 nghìn, tự tin “oanh tạc” ẩm thực Nam Định trong vòng một ngày
-
Nam Định: Tưng bừng lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Xuân Trường
-
Đền, chùa Thọ Tung Nam Trực Nam Định
-
Nam Định: Va chạm với xe ô tô, người đàn ông tử vong thương tâm
-
Hải Hậu: Đường quê lãng mạn trong sắc hoa mười giờ
-
Nam Định: Bất ngờ người chết ‘đội mồ’ về họp dân cho thuê đất
-
Hung thủ ra đâm em ruột tử vong ở Nam Định hay uống rượu, chửi bới vợ con
-
Bé gái bị bỏ rơi ở Nam Định: ‘Phải có lý do rất đặc biệt mới bỏ con’
-
Đặc sản Nam Định: Bánh gai Bà Thi
-
Chuyện ít biết về thời vàng son của nhà máy dệt Nam Định
-
Bạch Hoa công chúa và tục cúng cơm gạo đỏ, muối vừng