Ngoài dùng phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho cây lúa, nhiều nông dân ở huyện Hải Hậu (Nam Định) còn dùng bón cho cây dược liệu đinh lăng. Bà con cho biết, khi sử dụng các loại phân bón của Lâm Thao cho cây đinh lăng, cây lớn nhanh rõ rệt, lại góp phần cải tạo và bảo vệ đất…
Trồng đinh lăng thu nhập hàng trăm triệu đồng
Những năm gần đây, một số xã của huyện Hải Hậu đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu cho kinh tế cao. Trong đó, đinh lăng được chọn làm cây trồng chủ lực.

Từ trồng đinh lăng nhiều nông dân ở huyện Hải Hậu có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà
Là người đầu tiên khởi xướng trồng cây đinh lăng tại địa phương, đến nay gia đình ông Bùi Văn Sớm (xóm 11, xã Hải Quang) đã sở hữu vườn đinh lăng rộng lớn, xanh mướt.
Vừa bật hệ thống phun nước tự động cho vườn đinh lăng, ông Sớm vừa vui vẻ cho biết, 1 mẫu đất được ông chia ra làm 4 mảnh, trồng và thu hoạch theo kiểu “cuốn chiếu” để luôn cũng có đinh lăng bán. Trung bình, mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 3 tấn đinh lăng.
“Mỗi một năm, gia đình tôi chỉ thu một mảnh. Sau khi thu hoạch xong, gia đình làm vồng cấy giống mới và đợi năm sau thu mảnh thứ 2, năm sau nữa thu mảnh thứ 3, cứ xoay vòng như thế… Nhà tôi không trồng đủ 3 năm mới thu hoạch 1 lần như các hộ khác” – ông Sớm cho hay.
Hiện gốc và rễ cây đinh lăng được bán với giá 35.000 đồng/kg; lá đinh lăng khô có giá 20.000 đồng/kg. Theo tính toán của ông Sớm, với khoảng 3 tấn đinh lăng/năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây dược liệu đinh lăng, ông Sớm cho biết: “Những năm đầu trồng dược liệu đinh lăng, tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho cây tốt. Khi bón phân NPK của Công ty Lâm Thao cho lúa, đọc hướng dẫn trên bao bì rồi tôi cũng thử bón trên diện tích nhỏ cây đinh lăng, vậy mà hiệu quả không ngờ. Bón phân Lâm Thao, cây đinh lăng cho năng suất, chất lượng cao hẳn”.
Triệu phú “mách nước” dùng phân Lâm Thao

Bón phân đúng cách, đinh lăng cho năng suất và chất lượng cao. Ảnh: D.V
Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm trong vòng 2 tháng để đảm bảo cây sống và ra rễ. Mỗi ha nên bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 400-500kg phân NPK Lâm Thao; bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát vào hom giống.
Trong năm đầu tiên trồng, sẽ tiến hành bón thúc vào tháng thứ 6 sau khi trồng. Đến cuối năm trồng thứ 2, vào tháng 9, bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha trộn cùng 300kg NPK Lâm Thao và 100kg kali. Sau đó vun đất phủ kín phân bón để cây đinh lăng có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.
Ông Sớm cho biết thêm, đinh lăng thường được dùng để ngâm rượu uống và chế biến thuốc (hoạt huyết dưỡng não). Ngoài trồng đinh lăng, hiện gia đình ông Sớm còn có 3 cơ sở thu mua và chế biến đinh lăng tại các huyện Hải Hậu, Xuân Trường và huyện Giao Thủy.
Nhiều năm nay, bình quân mỗi năm gia đình ông thu mua từ 400 – 500 tấn đinh lăng tươi cho bà con trong và ngoài huyện về sơ chế, sấy khô rồi bán cho Công ty dược Traphaco. Qua đó đã tạo việc làm thường xuyên cho từ 20 – 30 công nhân.
Rời gia đình anh Bùi Văn Sớm, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Trung ở xóm 2 xã Hải Quang. Tìm gia đình ông Trung không khó, không phải bởi ông đang là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, mà từ lâu ông đã nổi tiếng là người mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và thành công trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi ở địa phương.
Chẳng thế mà hiện nay ông Trung là chủ trang trại VAC có diện tích 8 mẫu. Gia đình ông Trung vừa trồng dược liệu đinh lăng với trên 10.000 gốc, vừa có 6 ao nuôi các loại cá truyền thống kết hợp trồng cây dược liệu sen và 1 ao nuôi ba ba. Mmô hình VAC này mang lại cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.
Ông Trung tâm sự: Để trồng các loại cây dược liệu như đinh lăng và nhất là để cây dược liệu như cây sen vốn là cây truyền thống cho thu nhập cao ở địa phương thì việc chăm sóc, bón phân cho cây rất quan trọng.
“Nhiều năm nay, gia đình tôi vẫn quen dùng phân bón Lâm Thao. Khi bón thấy phân có chất lượng, dù lúa hay cây dược liệu là đinh lăng, sen đều tốt, ít sâu bệnh, đất luôn tơi xốp, cho hiệu quả kinh tế cao”.
Ông Phạm Văn Đà – Chủ tịch UBND xã Hải Quang cho biết: Toàn xã Hải Quang có khoảng 40ha trồng cây dược liệu đinh lăng rải rác ở tất cả các xóm.
Ngoài việc vận động, khuyến khích bà con mở rộng diện tích, xã cũng rất chú trọng phối hợp với các cấp Hội ND tuyên truyền, tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bón phân “4 đúng” để bà con thực hành tốt việc trồng, thu hái và sơ chế nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng dược liệu.
Theo Thu Hà( dân việt)
- Cận cảnh bộ “móng tay quỷ” của người đàn ông ở Nam Định
- Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
- Đọ vẻ nóng bỏng của Bảo Thy – Kỳ Duyên khi bị đồn là “chị em thất lạc”
- Hốt khi chàng trai Nam Định mang cơm chiên lên tận sân khấu để chinh phục bạn gái
- [Official MV] Em Có Về Nam Trực Quê Anh – Sao Mai Ngọc Ký
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
-
Nam Định: Phát hiện người đàn ông tử vong trên đường chưa rõ nguyên nhân
-
Bánh nhãn Hải Hậu – Hương vị ngọt ngào
-
Bão số 13 giật cấp 10 chính thức hoành hành trên Biển Đông
-
Thông tin chính thức vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ
-
Clip Xe cứu thương vượt đèn đỏ đâm văng xe máy ở Nam Định
-
Hàng ngàn người chen chân về đền Trần trước giờ khai ấn
-
Hơi ấm từ bàn tay người chỉ huy và lời hối hận muộn màng của kẻ thủ ác
-
Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
-
Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
-
Vụ thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định: Không khí tang thương bao trùm căn nhà nhỏ
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
-
Đã 2 ngày trôi qua, nữ sinh mất tích sau buổi tập văn nghệ vẫn chưa về nhà
-
Thâm nhập “thủ phủ” xe tự chế Nam Định
-
Bất ngờ với số lượng lợn chết do dịch lở mồm long móng ở Nam Định