Lễ khai ấn đền Trần Nam Định là một trong những tập tục đẹp được gìn giữ từ lâu đời. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển.
Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.
Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “Thủ đô kháng chiến” theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường… Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng…”.

Bên trong đền, chiếc kiệu rước ấn được đưa từ đền Cố Trạch (thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) sang sân chính đền Thiên Trường, nơi thờ các hoàng đế nhà Trần để tiến hành nghi lễ khai ấn.
Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy trì đến nay, xong về hình thức nghi lễ có đơn giản hơn trước đây. Sau lễ khai ấn đầu năm tại đền Cố Trạch và Thiên Trường còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20.8 âm lịch hàng năm. Cũng như những lễ hội khác nó bao gồm các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo.
Các đám rước gồm có: cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi đám rước về đến đền thi nghi lễ được diễn ra. Trước đây chỉ có lễ chứ không có hội, những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng của các di tích, các cơ quan văn hoá, kết hợp với các cấp cơ quan chính quyền địa phương với chỉ đạo nghi lễ, với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền Trần, lễ hội Trần Hưng Đạo. Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ củ 3 thế hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử…hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ…
Thu Hương – Laodong.com.vn
- Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
- Nam Trực, một vùng đất giàu truyền thống, giàu tiềm năng và đầy triển vọng
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Cư dân mạng lùng sục củ niễng Nam Định, xuýt xoa với những món ngon thuộc dạng “cực phẩm”
- Món ngon Nam Định phải thử một lần cho biết
- Độc đáo bộ ảnh kỷ yếu “loa phường” của học sinh Nam Định
- Linh thiêng của ngôi chùa Cổ Lễ – Trực Ninh Nam Định
-
Dậy sóng MV ‘Nam Định trong tôi’ hút hơn 300 ngàn lượt xem
-
Nam Định: Sản phẩm và đồ chơi truyền thống Tết Trung thu vẫn lên ngôi
-
Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
-
Nam Định: Cứu thành công bé trai bị kéo đâm vào tai
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 6/8 đến 9/8
-
Chùm ảnh: “Úp chậu” nướng cá ngày Tết ở Nam Định
-
Bùi Chu chuẩn bị cho ngày đại lễ thánh Đaminh
-
Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
-
Không quan sát khi qua đường, 2 học sinh bị xe đâm tử vong
-
Đền chùa Diêm Điền Thị Trấn Ngô Đồng – Giao Thủy
-
Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
-
Nam Định: Thông tin chính thức từ cơ quan công an vụ “cướp tiệm vàng bất thành” tại Giao Thủy
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 17/9 đến 20/9
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/8 đến 18/8
-
Nam thanh niên mang súng côn tự chế dạo phố ở Thủ đô