Gắn bó với kèn đồng do nước ngoài sản xuất lâu dần khiến người dân Phạm Pháo (Nam Định) tự mày mò học sửa, làm kèn đồng.

Làng Phạm Pháo thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ lâu đã nức tiếng trên dải dất hình chữ S với nghề làm kèn đồng hay còn gọi là “nghề làm kèn Tây”.

Gia đình ông Cường có công lớn trong việc hình thành làng nghề kèn đồng Phạm Pháo. Người đầu tiên đặt nền móng cho nghề là ông Nguyễn Văn Biên (bố ông Cường), vào những năm 1950 khi người dân nơi đây vẫn chỉ biết đến nghề làm nông là chính.

Ban đầu, những chiếc kèn đồng đều phải mua từ nước ngoài. Gắn bó với chiếc kèn đồng thời gian dài khiến người dân nơi đây tự mày mò học sửa kèn, rồi làm kèn đồng, dần dần, hình thành nghề làm kèn đồng ở làng Phạm Pháo.

Nguyễn Trung Kiên 19 tuổi (trái), tiếp xúc với nghề từ năm 10 tuổi. Cậu cho biết: “ Trong gia đình, các thành viên đều có thể làm hoàn thiện một chiếc kèn, ai cũng được học nghề từ nhỏ nên làm thành thạo”.

Có 15 loại kèn gia đình có thể làm, nhưng những loại kèn thường xuyên được đặt hàng là: Clarinet, Saxophones, Trumpet, Alto Saxophones, Trombone, Baritone, Bass, Tubas… Trước kia kèn đều được mua ở nước ngoài như Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Văn Cường, 59 tuổi là truyền nhân thứ 2 trong gia đình làm nghề kèn đồng. “Điểm riêng của nghề làm kèn đồng Phạm Pháo là hầu hết công đoạn đều được thực hiện theo phương pháp thủ công. Những ống đồng được cán phẳng, gò tay thành một chiếc kèn và chỉ sử dụng máy uốn tự chế, máy tiện cho các chi tiết và công đoạn khó “.

Trước kia đồng được lấy từ vỏ đạn, mầm đồng. Nhiều thợ thủ công trong làng dễ dàng làm các công việc như bảo dưỡng, chế tác bộ phận kèn.…Một năm sản xuất được 10-20 cái, ngày nay nguyên vật liệu làm kèn sẵn có nên không mất công và vất vả, ông Cường, người có hơn 50 năm kinh nghiệm làm kèn, cho biết.

Theo ông, công đoạn phức tạp nhất là làm kín để kèn đạt độ chính xác cao về âm, chất liệu làm kèn chủ yếu bằng đồng, mạ crom, vàng, bạc…tuỳ đơn đặt hàng. Trong ảnh là công đoạn kiểm tra khe hở của thân kèn.

Với đặc thù của kèn, bệnh loại nhạc cụ này hay mắc phải là âm thanh nên có thể thăm khám từ xa, chứ không phải mang kèn đến thợ kiểm tra, rất tiện cho người dùng và người sửa, vừa nói ông vừa vác trên vai chiếc kèn nặng 13 kg.
Theo: Ngọc Thành vnexpress.net
- Nam Định Là Dân 2 Ngón – CHUẨN ĐẤY
- Xuân Trường: Nghị lực phi thường của “tỷ phú một tay”
- Nam sinh chạy Grab được tuyên dương gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu vì hành động đẹp
- Đọ vẻ nóng bỏng của Bảo Thy – Kỳ Duyên khi bị đồn là “chị em thất lạc”
- Nam Trực: Xuất lộ cây sanh Nam Điền cổ có giá 10 tỷ đồng
- 9X Nam Định xinh đẹp, “vừa làm vừa chơi” vẫn sống sung túc từ nghề mẫu ảnh!
- Nam Thành cảnh trí 40 phố phường
-
Va chạm giao thông, người phụ nữ quê Nam Định chết thảm dưới bánh xe đầu kéo
-
Nam Định: Chủ tịch UBND xã Yên Lợi bị “tố” sử dụng bằng giả để thăng tiến?
-
Bắt thanh niên Nam Định lên Lạng Sơn mua pháo lậu bán dịp Tết
-
“Vương quốc” hoa cúc vàng đẹp mê hồn ở Nam Định
-
Nam Định: Con nợ dùng dao cứa cổ chủ nợ chỉ vì món tiền 300.000 đồng
-
Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
-
Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
-
Cách làm nem nắm – đặc sản Nam Định thơm ngon
-
Nem nắm Giao Thủy gói trọn một ân tình
-
Tổng hợp hình ảnh, clip về cơn bão số 1 đổ bộ vào Nam Định
-
Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
-
Nhà thờ Giáo xứ Hưng Nhượng – Nam Trực Nam Định
-
Bão số 13 giật cấp 10 chính thức hoành hành trên Biển Đông
-
Đi chợ Viềng “mua” lộc đầu năm
-
Cách làm nem chạo gói lá sung và nem nắm thơm ngon tại nhà