Lớp 12A1, trường THPT Mỹ Tho (Nam Định), có 20 học sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn. Em Nguyễn Thị Hương là một trong ba thủ khoa khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) toàn quốc.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lớp 12A1 chuyên ban D (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có 20/37 học sinh đạt trên điểm 9 môn Ngữ Văn.
Em Đặng Thị Hồng Trang là một trong hai thí sinh của cả nước đạt điểm tuyệt đối ở môn thi này.
Ngoài ra, lớp 12A1 còn có Nguyễn Thị Hương là một trong ba thủ khoa xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) toàn quốc. Điểm các môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của Hương là 9,5 môn Ngữ văn, 9,75 Lịch sử và Địa lý đạt 10.
Chia sẻ với Zing về bí quyết học khối C của mình, Hương cho biết em có cách học riêng cho từng môn. Đối với Lịch sử, nữ sinh thường học theo lối tư duy logic để hệ thống các sự kiện.
Hương thường sử dụng các hình ảnh để liên tưởng và nhớ bài Địa lý. Môn Ngữ văn, em học ý chính của từng bài trước, sau đó đi vào nội dung cụ thể.
Năm lớp 12, Nguyễn Thị Hương đạt điểm trung bình môn Ngữ văn là 9,9, Lịch sử 9,6 và Địa 9,7. Cả ba năm phổ thông, Hương đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và là thành viên đội tuyển thi của trường.
Nữ sinh tâm sự học khối C để hiểu và nắm kiến thức, không phải học vẹt.
“Học các môn xã hội, làm nhiều đề sẽ giúp em tiếp cận kiến thức ở nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Khi đã có được kiến thức nhất định, việc lập sơ đồ tư duy để củng vấn đề sẽ rất dễ dàng”, Hương nói.
Cô Phạm Thị Kiều Oanh, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn của lớp 12A1, cho rằng sự nỗ lực của học sinh là quan trọng nhất. Nữ giáo viên quan niệm dạy học là làm cho học sinh yêu thích cả giáo viên và môn học.
“Môn Ngữ văn không có công thức nào cả, giáo viên phải khơi gợi được đam mê của học trò, sau đó dạy các em trên tinh thần tôn trọng và yêu thương, cuối cùng là nỗ lực hết mình trong quá trình giảng dạy”, cô Oanh nói.
Để đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức, cô Oanh soạn giáo án theo các chuyên đề cụ thể. Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, cô thường chấm, sửa bài liên tục và rèn cho các em những kỹ năng làm bài cần thiết.
Trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19, nữ giáo viên thường xuyên đăng tải những bài viết có nội dung khích lệ tinh thần học sinh trên trang Facebook của lớp. Những bài viết của cô thường đề cập đến ý chí vượt lên nghịch cảnh và sự kiên trì nỗ lực tự học.
“Sứ mệnh của môn Ngữ văn là bồi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh. Ngoài việc phát triển kỹ năng làm bài, tôi luôn chú trọng việc bồi đắp tâm hồn cho các em. Học văn là được đắm mình trong thế giới của cái đẹp và cái thiện, vì vậy tôi luôn dạy học sinh là phải sống tự trọng và nhân văn”, cô Oanh chia sẻ.
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
- Trung Thu Tại Nam Định – Có nên đổi mới ?
- Trai đảm Nam Định ‘thoát ế’ nhờ tự tay may áo tặng bạn gái
- Hội Mở Xuân, nét đẹp văn hóa dân gian của người dân Nam Định
- Nam Trực: Ngỡ ngàng với cây duối hàng trăm năm tuổi mang thế ‘mâm xôi con gà’… trả tiền tỷ không bán
- Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
- Bộ trưởng GTVT phê bình ngành đường sắt, Nam Định lại xảy ra tai nạn 4 người thương vong
- Gia đình đau đớn nhận thi thể bé gái 20 ngày tuổi bị bắt cóc
- Di dân khẩn cấp vùng sạt lở bãi sông Ninh Cơ (Nam Định): Nhiều năm triển khai vẫn chậm tiến độ
- Nam Định tìm cách phát triển du lịch
- Nam Định: Chủ xe khách bị côn đồ chém dã man giữa bến hiện đang điều trị tại bệnh viện Quảng Ninh
- Người đàn ông tử vong trên sông ở Nam Định: Đã xác định được nguyên nhân
- Bệnh viện Nam Định quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
- Vụ nổ chết người với những đồn đoán ghen tuông tình ái
- Tắc mọi ngả về chợ Viềng
- Không quan sát khi qua đường, 2 học sinh bị xe đâm tử vong
- Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
- Triệt xóa tụ điểm buôn bán ma túy ở Nam Định
- Triệt phá đường dây buôn ma túy từ Giao Thủy-Nam Định về Hà Nam
- Nam Định: Những chuyện kỳ lạ ở một ngôi chùa
- Nam Định chìm trong biển nước, hàng nghìn người dân được sơ tán