Từng có một công việc ổn định, thu nhập khá nhưng anh Phạm Đức Thuần, thôn Phong Cốc, xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản (Nam Định) lại quyết định trở về làm nông dân. Hiện anh đã thành công với mô hình nuôi cá Koi rộng 20ha, thu nhập 1 tỷ đồng mỗi năm.
Từng có một công việc ổn định, thu nhập cao, ấy vậy mà anh Phạm Đức Thuần thôn Phong Cốc, xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản (Nam Định) lại quyết định trở về quê thả nuôi cá Koi.
Nhiều người ví cá Koi như loài cá “sang chảnh”, có con dài đến gần 1 mét có giá hàng chục nghìn đô. Hiện anh đang sở hữu mô hình rộng 20ha, thu về 1 tỷ đồng/năm.
Hôm chúng tôi ghé thăm, anh Thuần cùng với 5 – 6 người đang thu hoạch cá Koi dưới ao, đưa lên bể dưỡng chuẩn bị cho đơn hàng đi Đà Nẵng sắp tới. Tay bắt, mắt chọn giống, miệng vẫn tiếp chuyện với chúng tôi mà cứ nhanh thoăn thoắt.
Sắp xếp công việc xong xuôi, rót nước, mời chén trà nóng, anh Thuần vui vẻ kể cho chúng tôi về hành trình đến với nghề. Ấp ủ đam mê làm giàu từ tuổi 18, đôi mươi, thế nhưng cơ hội chưa đến với anh nông dân này. Để có được trang trại quy mô như ngày hôm nay, không nhiều người có thể hình dung hết những ngày tháng đó vất vả đến nhường nào.
Đầu những năm 2000, chàng trai trẻ Phạm Đức Thuần làm công nhân khai thác công trình ngầm của Tổng công ty điện lực Hòa Bình, với mức lương mà nhiều người ao ước 12 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, cậu thanh niên này lại liều lĩnh từ bỏ công việc, về quê lập nghiệp, “Tất cả lại bắt đầu từ con số 0”.
Trở về quê, anh Thuần đào ao, thả nuôi các loài cá nước ngọt truyền thống như cá trắm đen, trắm cỏ, chép, mè.
Thế nhưng, mọi thứ không đơn giản như anh nghĩ, nuôi các loại cá truyền thống ngày càng phải cạnh tranh gay gắt, giá cá ngày càng rẻ đi, kèm theo dịch bệnh khiến chi phí tăng cao. Bao vốn liếng, công sức đầu tư vào nuôi cá nhưng ngồi tính toán lại thì thu nhập cũng chẳng được là bao nhiêu.
Luôn suy nghĩ phải tìm ra con đường mới, khác biệt, với tinh thần “Không thành công, nhưng thành nhân”. Năm 2013, anh Thuàn đã quyết định lựa chọn và thử nghiệm nuôi loài cá Koi – một loại cá cảnh bảy màu sắc, mệnh danh là “quốc ngư” của đất nước Nhật Bản.
“Đây là một hướng đi mới mà ít nơi có, nhận thấy cá koi là loài dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Vì thế, tôi mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng mua giống nhập khẩu thuần chủng Nhật Bản về thả nuôi” – anh Thuần nhớ lại.
Anh Thuần cho biết, ban đầu anh không thả cá trên diện tích ao mà chỉ thả nuôi cá koi thuần chủng Nhật Bản và cá koi phổ thông Việt Nam (được lai giống từ cá koi Nhật Bản) xen với các loại cá truyền thống để tăng thu nhập.
Tuy nhiên, lần này anh Thuần lại rơi vào cảnh chật vật tìm đầu ra, anh nhớ lại: “Lúc đó thị trường Việt Nam mình chưa biết nhiều đến loài cá koi, tôi đi bán, họ đến ngắm chứ không ai mua. Hơn 2 năm, tự mình xây dựng thị trường, bằng việc lập trang Web, quảng bá trên Facebook, chào hàng cho các đại lý khắp các tỉnh trong nước”.
Đến năm 2015, sau hơn 2 năm nuôi cá koi, rồi tự mình tìm đầu ra, đến nay anh Thuần đã có trong tay một thị trường đầu ra cho cá koi rộng khắp cả nước. Trong vài năm trở lại đây, loài cá này ngày càng có triển vọng càng tiếp thêm động lực để anh tiếp tục nhân giống và mở rộng toàn bộ diện tích ao.
Hiện nay, quy mô nuôi cá koi của anh Thuần mô rộng 20ha, chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Thuần cho biết: “Kỹ thuật nuôi cá koi cũng giống như các loại cá truyền thống khác của Việt Nam, nên tương đối dễ nuôi, mà giá bán lại cao gấp 3 – 4 lần so với cá bình thường”.
Theo kinh nghiệm của anh, “chơi cá” là “chơi nước”, vì thế chất lượng môi trường nước phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, con cá koi rất kỵ với phèn, trong nguồn nước nếu có phèn cá sẽ không sống được nên các bể, hồ nuôi phải lọc thật sạch phèn, sau đó mới tính đến vấn đề nhiệt độ.
Gắn bó với nghề lâu năm, thách thức lớn nhất mà anh Thuần vẫn gặp phải là dịch bệnh ở cá Koi. Theo anh cho biết, cá thường dịch bệnh theo mùa, thời tiết, mặc dù đã học hỏi và qua kinh nghiệm lâu năm, nhưng tới nay anh vẫn chưa khắc phục hoàn toàn được điều đó. Vì vậy, kinh nghiệm của anh là thường xuyên quan sát, xử lý dịch bệnh và cho ăn thuốc theo định kì.
Theo anh Thuần, trung bình một năm nuôi được 2 lứa cá koi, mỗi lứa nuôi từ 4 – 5 tháng là cá đạt trọng lượng khoảng 400g, lúc này có thể xuất bán được. Cá koi nuôi càng lâu và có trọng lượng càng lớn thì có giá trị kinh tế càng cao.
Nếu chăm sóc đúng kĩ thuật, một con cá koi có tuổi thọ từ 60 – 70 năm, thậm chí, có thể sống tới cả trăm năm tuổi, trọng lượng của cá có thể lên tới hàng chục cân.
Đặc biệt hơn cả, để hoàn toàn chủ động về nguồn giống cho trang trại, anh Thuần còn là người “chỉ huy’ cá đẻ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Bên cạnh nhân giống thành công cho gia đình, hiện, anh Thuần đang có 15 hộ vệ tinh liên kết trong tỉnh Nam Định và Hà Nam,… với quy mô rộng hơn 100ha. Không chỉ hỗ trợ, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm, mà còn cung cấp giống, cùng nhau tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm ở những thị trường mạnh như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,….
“Với quy mô như hiện nay, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, lợi nhuận từ bán cá koi mỗi năm có thể thu nhập lên tới hơn 1 tỷ đồng”- Anh Thuần tiết lộ.
Anh Thuần cho hay, mặc dù các ngành nghề khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid –19, tuy nhiên đối với thị trường cá cảnh thì không bị ảnh hưởng nhiều, hơn nữa, có thời điểm Trung Quốc không nhập giống sang Việt Nam, giá cá Koi còn tăng nhẹ từ 5 – 10 giá.
“Một con cá Koi đẹp được đánh giá dựa trên hơn 20 tiêu chí như dáng, đầu, vây, vảy, đuôi, nguồn gốc… Loại thấp nhất có giá 150.000 – 200.000 đồng/kg đối với cá Việt Nam, còn những con cá koi thuần chủng, màu sắc bắt mắt, độc và lạ, kích thước dài gần 1m, nặng hàng chục kg, được dân sành cá định giá cao, sẵn sàng chi 20 – 30 triệu đồng/con, đặc biệt có con lên đến 50 triệu đồng” – anh Thuần cho biết.
- Nam Định: Hòn đá 50.000 nghìn đồng giờ được trả tiền tỷ
- Nam Định, miền quê giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống
- Giao Thủy: Chung tay giúp đỡ bé gái bị căn bệnh Máu Trắng
- Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
- 9X đẹp trai như Hàn Quốc ‘trúng tiếng sét’ của cô gái cao 1,72 m
- Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
- Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
- Bánh Dầy Vị Dương Nam Định
- Đình làng Quân Lợi xã Giao Tân Giao Thủy
- Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
- Điều gì đã làm nên sản phẩn gạo Tám xoan Hải Hậu thượng hạng
- Từ Nam Định lên Hà Nội thăm bạn, “tiện tay” lấy trộm xe máy của… bà bán cá
- Dự án bệnh viện 800 tỷ tại Nam Định bỏ hoang: Quá đau xót…
- Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến Giao Thủy Nam Định
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Nam Định: Kinh hãi xác lợn chết nổi lềnh phềnh đầy sông, ngay trước nhà bí thư
- Nguồn gốc của Phở Nam Định
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Kẹt giữa hai bánh xe tải, một cụ bà tử vong
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Nam Định: Chủ tịch UBND xã Yên Lợi bị “tố” sử dụng bằng giả để thăng tiến?
- Nam Định thuộc Top những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam