Bố chị Lưu Mai Mai (Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định) được bác sĩ chẩn đoán ung thư hành tá tràng giai đoạn cuối. Sau khi mổ, bệnh chuyển sang di căn phải tiến hành xạ trị, hóa trị. Những tưởng sự sống chỉ mong manh như ngọn đèn trước gió, nhưng nhờ vào việc ăn uống thực phẩm sạch, ông đã sống thêm được 12 năm.

Hình minh họa
Kéo dài cuộc sống nhờ vườn rau sạch
Chị Lưu Mai Mai vẫn còn nhớ như in về cái ngày cách đây 12 năm, khi bố chị được các bác sĩ bệnh viện K Hà Nội thông báo bị ung thư hành tá tràng, giai đoạn cuối. Đây là loại bệnh ung thư ác tính hiếm gặp liên quan đến hệ tiêu hóa, hình thành trong các mô của ruột non.
Bệnh chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn, lúc này khối u đã phát triển đủ to để gây ra tình trạng tắc ruột. Biểu hiện của bệnh là buồn nôn, nôn, xuất hiện u cục vùng bụng, bị chuột rút thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, đại tiện ra máu và táo bón.
“Lúc mới nghe bác sĩ thông báo cả nhà ai cũng sốc. Thương và lo cho bố lắm nhưng không ai dám khóc sợ bố lại lo. Lúc đấy, nhờ các bác sĩ tư vấn cộng với việc tự tìm hiểu, thấy tác dụng của việc ăn rau sạch rất tốt cho sức khỏe mọi người. Người khỏe mạnh cần được ăn rau sạch để cơ thể thêm khỏe mạnh, không bị bệnh.
Người bệnh như bố mình thì sức đề kháng giảm lại càng cần được ăn rau sạch để đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy mà cả nhà quyết định không mua rau ngoài chợ, thay vào đó là tự trồng rau sạch để ăn hàng ngày”, chị Mai cho biết.
Cũng theo lời chị Mai, khi quyết định tự trồng rau sạch, gia đình chị đã phải về tận quê để lấy đất. Ngoài đất thịt lấy ở quê, nhà chị chỉ chăm sóc cây bằng việc tưới nước sạch. Vườn rau của gia đình chị là hàng chục thùng xốp đặt cạnh nhau trên sân thượng của ngôi nhà.
Mỗi thùng xốp là một loại rau từ hẹ, hành lá, tỏi, su su leo giàn, mướp, bí, rau cải, tía tô, mơ, sung, chanh, mồng tơi… Ngoài các loại rau thực phẩm, gia đình chị còn áp dụng trồng trong thùng xốp các loại cây thuốc rồi phơi khô, sắc uống để chữa bệnh.
“Rau do nhà tự trồng trong thùng xốp chỉ được tưới nước sạch nên khi chế biến cảm thấy rất an toàn. Mùi vị cũng ngọt hơn, ngon hơn. Lá thuốc khi đun lên uống cũng không lo ngại về vấn đề thuốc trừ sâu, hay chất lưu huỳnh độc hại mà người ta dùng để bảo quản nữa”, Mai chia sẻ.
Cùng với tự trồng rau sạch, tự trồng cây thuốc, gia đình chị Mai còn nuôi thêm hàng chục con bồ câu. Đỉnh điểm, chuồng bồ câu nhà chị có đến 60 con. Số bồ câu này cũng được nuôi “sạch” để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình.
Chị Mai cho biết thêm: “Nhà mình ăn chay nhiều. Có ăn thịt thì toàn chim với gà. Gà thì chỉ ăn loại gà nuôi ở đồi. Nhà mình lâu lắm rồi không ăn thịt lợn. Lợn nuôi tăng trọng ngày nay dễ làm người ta bị bệnh này bệnh kia”.
Nguyên tắc không ăn cơm bụi
Kể từ khi phát hiện bệnh, đều đặn 10 ngày một lần, gia đình chị Mai lại cử người thay nhau đưa bố ra viện K tái khám và điều trị. Trong suốt cuộc hành trình dài vất vả ấy, chưa một lần nào gia đình chị có ý định mua suất cơm nấu sẵn ở quán cơm ngoài phố về ăn, dù rằng thức ăn bán sẵn rất tiện, không mất công nấu nướng.
Đơn giản bởi vì ăn những loại đồ ăn đó không đảm bảo. “Nhà mình toàn tự nấu, kể cả chỉ có một mình bố cũng cắm cơm, luộc rau. Bố đi viện mình bận thì mẹ nấu chứ bố không ăn nhà hàng bao giờ. Dù nhà có cách xa bệnh viện, nhưng điều đó không quan trọng. Mình phải xa nhà ra Hà Nội sống và làm việc nhưng cũng toàn lấy rau từ nhà lên ăn dần.
Hoặc hết rau không về lấy được thì tìm mua rau ở các cửa hàng rau sạch, uy tín. Trước khi nấu thì đem rửa sạch, ngâm muối. Nồi xoong rửa xong đun sôi nước đổ đi rồi mới nấu nướng. Cố gắng hạn chế hóa chất.
Nhờ vào việc được ăn thực phẩm sạch, cùng với kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ nên bố mình dù bị ung thư giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài cuộc sống thêm 12 năm nữa. Bố mình mới mất cách đây vài ngày, nhưng ông ra đi rất thanh thản, yên bình”, Mai nói.
Theo số liệu được đưa ra tại Hội thảo khoa học Ung bướu quốc gia lần thứ VII năm 2013, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này, tức 205 người/ngày. Thế nhưng, đây chỉ là số liệu được thống kê cách đây ba năm về trước, còn ở thời điểm hiện tại có lẽ con số ấy đã được nhân lên nhiều. Vậy nguyên nhân là gì? Giới chuyên môn cho rằng, chỉ 5-10% là do di truyền, còn lại 90-95% là do môi trường sống tác động như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm bẩn…
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cũng cho rằng chính thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Trong thực phẩm bẩn chứa nhiều chất độc hại gây ra sự đột biến tế bào ở cơ thể con người. Vì thế, cách đơn giản nhưng hữu hiệu nhất để ngăn chặn ung thư là chính chúng ta hãy thực hiện việc ăn sạch, uống sạch, ở sạch ngay từ bây giờ./.
Theo: Hiền Mai -Baophapluat.vn
- Kỳ Duyên – từ hoa hậu có gu nhạt nhòa đến tín đồ sành điệu
- Từ đĩa bánh cuốn Nam Định
- Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
- Bánh chưng bà Thìn – Nam Định
- Ẩm Thực Nam Định qua mấy vần thơ
- Chàng sinh viên quê Nam Định sáng lập 2 doanh nghiệp về công nghệ thực tế ảo
- Cuộc đời cô gái Nam Định xấu xí sau 2 năm thành mỹ nhân
-
19-1-2016 Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước
-
Hải Hậu: Nét độc đáo khác lạ
-
Tài xế xe tải thoát chết nhờ người dân thông báo đầu xe bốc cháy
-
Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
-
Nam Định: 94 thí sinh bỏ thi môn Vật lý
-
Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 19-20/12/2019
-
Chùm Ảnh Thánh Lễ Khấn Dòng – Tu Viện Dòng nữ Đa Minh Bùi Chu
-
Hương vị cuộc sống: Học cách làm Xôi cá rô đặc sản Thành Nam
-
Làng xưa Nam Định – P.2
-
Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
-
Mang súng tự chế đến nhà người yêu dằn mặt vì bị ngăn cấm tình cảm
-
Chỉ đạo nổi bật: Sắp có tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Nam Định
-
22 Món quà vặt ngon nổi tiếng của đất Nam Định – Bạn đã thử hết chưa ?
-
Top 10 địa danh nổi tiếng ở Xuân Trường- Nam Định
-
Nam Định: Sinh con thứ 3 phải nộp phạt mới được làm giấy khai sinh