Lên Hà Nội kiếm sống, nuôi gia đình với những đồng lương ít ỏi, giờ đây, cuộc sống của những công nhân xây dựng càng thêm khó khăn hơn trong những ngày giãn cách xã hội.
22 công nhân “mắc kẹt” trong căn phòng 20 mét vuông
Ngày 6/8, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội thêm 15 ngày, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhóm công nhân xây dựng của anh Lê Văn Tư (ở Thanh Hoá) tiếp tục không có việc làm.
Kể từ khi giãn cách xã hội đến nay, bị mắc kẹt nhiều ngày ở Thủ đô không thể đi làm, khiến anh Tư và nhiều lao động khác rơi vào cảnh thiếu tiền, thiếu lương thực.
Căn phòng trọ hơn 40 mét vuông thuộc phường Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) được bao quanh bằng tôn bây giờ là nơi trú ngụ của 12 công nhân. Buổi trưa, nắng nóng cứ thế hất thẳng vào khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn.
Những người công nhân xây dựng này làm chung một tổ, trong số đó có 1 cặp vợ chồng. Dịch bệnh thất nghiệp lại không thể về quê, anh Tư góp gạo thổi cơm chung với 3 người khác, số còn lại chia nhỏ ra tự túc ăn uống, sinh hoạt.
Bữa cơm trưa đơn giản với một đĩa thịt luộc, bát canh rau cùng rổ rau sống, đôi lúc chỉ cần vài gói mì tôm. Cứ thể, họ ăn uống, trò chuyện cho xong bữa. Ăn xong, người đi rửa bát, người dọn dẹp, người nằm nghỉ ngơi gọi điện về cho gia đình, vợ con, đọc báo,… để “giết thời gian”.
Có thâm niên hơn 10 năm trong nghề thợ xây, nếu không thực hiện giãn cách, mỗi ngày anh Tư làm từ sáng tới chiều tối với thu nhập hơn 200.000 đồng nhưng giờ thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên anh chủ yếu ở trong phòng.
“Chợ thì cách đây không xa nên ngày chúng tôi phân chia nhau đi hai bữa sáng chiều do không có tủ lạnh. Cứ thế, người nấu ăn, người rửa bát. Dù đã nhiều ngày không về nhà, rất nhớ vợ con nhưng trong lúc dịch bệnh phức tạp thế này, ở đây sẽ đảm bảo an toàn hơn”, anh Tư chia sẻ.
Phòng trọ 40 mét vuông của nhóm công nhân anh Tư vẫn được gọi là “sang” bởi ở một khu trọ khác tại phường Dương Nội, có hơn 22 công nhân xây dựng bị mắc kẹt trong căn nhà 20 mét vuông. Giống như nhóm anh Tư, họ không thể về quê, cũng không thể đi làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tất cả, họ đều phải dựa vào thực phẩm chủ thầu cung cấp.
Chị Lò Thị Thái (ở Điện Biên) cho biết, những ngày qua Hà Nội nắng nóng, trong căn phòng chỉ 20 mét vuông nhưng 22 người sinh sống thì rất nóng lực, khó chịu.
“Lúc đi làm công nhân chúng tôi được ăn 3 bữa bình thường nhưng giờ đây giãn cách chỉ được ăn 2 bữa thôi. Ăn không đủ no, trong lòng thì nhớ con cái, tôi muốn về quê lắm”, chị Thái tâm sự.
Hơn 15 ngày làm bạn với 4 bức tường, nhiều hôm ăn mì tôm cho xong bữa
Vừa đặt bát cơm xuống, ông Đinh Văn Chiến (50 tuổi, quê Nam Định) cho biết, ông vừa phải gọi người nhà gửi tạm cho 1 triệu đồng để có tiền sinh hoạt nốt những ngày giãn cách còn lại. Hơn 15 ngày qua, ông cũng chỉ biết hết nằm lại ngồi xem điện thoại cho thời gian nhanh qua đi.
“Được đi làm, chúng tôi sẽ khuây khoả, mát mẻ hơn khi ở nhà cả ngày chỉ quanh quẩn 4 bức tường như thế này. Bên cạnh đó, mọi người cũng sẽ có thu nhập. Tuy nhiên, trong lúc dịch bệnh thế này chúng tôi luôn chấp hành theo Chỉ thị về phòng chống dịch bệnh nên không đi đâu cả”, ông Chiến nói.
Ông Chiến đang ở cùng nhóm thợ xây 6 người tại quận Cầu Giấy, đã hơn 2 tháng ông chưa được về nhà thăm vợ con nên mỗi ngày chỉ biết gọi điện về động viên gia đình. Ông Chiến có 3 người con, con trai lớn đã học xong đại học đi làm, con trai thứ 2 đang học năm cuối đại học và người con gái út năm nay mới lên lớp 3.
“Bình thường nếu được nghỉ 2,3 ngày thì chúng tôi sẽ về quê thôi. Bây giờ đành hẹn vợ con khi nào đỡ dịch, hết giãn cách sẽ về thăm gia đình chứ biết làm sao được”, ông Chiến chia sẻ.
Ông Chiến cũng cho biết thêm, do bị hạn chế ra ngoài nên nhiều bữa ông và đồng nghiệp nấu mì tôm ăn luôn cho qua ngày. “Không có thu nhập nên ăn thế cho tiết kiệm. Tôi vẫn phải tiết kiệm tiền để lo cho con ăn học đại học nữa”.
Công nhân khó khăn là vậy, những người chủ thầu cũng rơi vào cảnh khó khăn không kém khi công trình bị chậm tiến độ, họ vẫn phải nuôi cơm công nhân trong nhiều ngày liền.
Anh Nguyễn Ngọc Tuân (ở Thái Bình) đang là chủ thầu xây dựng ở một công trình tại quận Hà Đông cho biết, từ việc đi chợ mua thực phẩm cho công nhân cũng rất khó khăn. “Bên cạnh đó, giá cả nhiều thứ tăng nên khiến nhiều chi phí bị tăng lên”, anh Tuân nói.
Anh Tuân cũng cho biết thêm, anh sẽ làm mọi cách để đảm bảo cuộc sống cho công nhân, hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để công trình được đảm bảo đúng tiến độ.
Ông Bùi Huy Quang, Chủ tịch phường Dương Nội (quận Hà Đông), cho biết hiện trên địa bàn phường có 817 công nhân và lao động khó khăn. Trong đó có 47 nhóm công nhân xây dựng (với 720 người) và 86 hộ gia đình khó khăn (với 97 người).
“Trong thời gian vừa qua, chính quyền đã tiến hành rà soát lại những trường hợp công nhân bị kẹt lại trên địa bàn sau giãn cách xã hội. Trong ngày 5/8, được sự ủng hộ của các cá nhân, đoàn thể, địa phương đã trao trên 3 tấn gạo, 200 thùng mì tôm và 300 hộp khẩu trang cho những người công nhân, lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn phường Dương Nội”, ông Quang nói.
*Trong bài biết, tên nhân vật đã được thay đổi
- Kỳ Duyên diện áo tắm, khoe vòng ba nảy nở trên bãi biển
- Nem nắm Giao Thủy – nét tinh hoa của nền văn minh lúa nước
- Trụ trì chùa kể về “báu vật” nặng 9 tấn nằm giữa hồ nước ở Nam Định
- [Video] Hải Hậu – 1 vùng quê đáng sống
- Nam Trực: Thảm cảnh của 3 đứa trẻ khi mẹ nằm một chỗ lại bị ung thư vú
- Vụ khách Tây đăng clip tố bị trả tiền âm phủ: Nam tài xế khóa máy, công an Hoàn Kiếm phải in ảnh tìm kiếm xác minh
- Ý Yên: 2 NẤM MỘ, 3 MẠNG NGƯỜI – Thảm kịch trong một buổi chiều định mệnh
- Nổ bình gas, 3 người thương vong
- Nam Định: Nhà thờ 130 tuổi cháy rừng rực trong đêm
- Nam Định: Quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa
- Xôi chiên làm nhanh, vị mới lạ
- [Official MV] Em Có Về Nam Trực Quê Anh – Sao Mai Ngọc Ký
- Nam Định: Câu hỏi lớn về chất lượng sau hàng loạt cột điện đổ bất thường
- Hải Hậu: Bi kịch đến từ bạo lực gia đình
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở cầu Tân Đệ Nam Định
- Phong phú quà quê Nam Định
- Phát hiện xác chết không đầu tại Đê Nam Định
- Giấu ma túy dưới tấm lót chân của xe máy vẫn bị 141 phát hiện
- Linh thiêng của ngôi chùa Cổ Lễ – Trực Ninh Nam Định
- Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
- Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
- Bãi rác “hành” dân ở Nam Định: “Ngủ phải đeo khẩu trang, ăn phải mắc màn tránh ruồi”