Kể từ khi tỉnh Thái Bình và Nam Định áp dụng quy định người đi, về tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, đối tượng là công nhân, người lao động người Thái Bình làm việc tại tỉnh Nam Định ở khu vực giáp ranh giữa hai địa phương ít nhiều đã bị ảnh hưởng đến việc đi lại, làm việc hằng ngày.

Công nhân, người lao động nói riêng, người dân nói chung khi qua chốt kiểm soát tại khu vực cầu Tân Đệ (nối Thái Bình với Nam Định) vào chiều 21.7. Ảnh: T.D
Theo đó, từ 12h trưa ngày 19.7 và từ 12 giờ trưa nay, 21.7, người ra, vào, về tỉnh Thái Bình và Nam Định phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định.

Vì từ 12h trưa nay, 21.7, tỉnh Nam Định cũng đã thực hiện quy định ra, vào, về tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính nên chiều cùng ngày, khu vực cầu Tân Đệ hướng Thái Bình – Nam Định – Hà Nội bị ùn tắc cục bộ. Ảnh: T.D
Tại tỉnh Thái Bình, từ 6h sáng 21.7, người lao động tự do, người lao động là công dân của tỉnh Thái Bình thường xuyên đi làm việc trong các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận, hoặc người lao động của các tỉnh lân cận vào làm việc tại tỉnh Thái Bình sẽ được qua các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của tỉnh khi có đầy đủ các điều kiện như:
Nơi lưu trú/cư trú hiện nay không thuộc vùng phong tỏa, vùng kiểm soát dịch COVID-19; người lao động không thuộc diện các đối tượng nguy cơ với COVID-19, có Giấy xác nhận/Thẻ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nơi làm việc về nơi cư trú/lưu trú và nơi làm việc hiện tại; có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên (trong thời gian 7 ngày/lần)…
Theo ghi nhận của PV Lao Động trong ngày 21.7, do mới thực hiện quy định, lượng công nhân, lao động quê Thái Bình làm việc tại tỉnh Nam Định không khỏi bất ngờ, bỡ ngỡ dẫn đến đi làm muộn. Mặt khác, tình trạng ùn tắc kéo dài ở khu vực chốt kiểm soát dịch cầu Tân Đệ (nối Thái Bình với Nam Định) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quãng đường đi làm và tan ca về nhà của công nhân.
Ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Chi nhánh Công ty CP May Sông Hồng (xưởng chăn, bông, đệm) – cho biết: “Những ngày đầu thực hiện quy định sẽ xảy ra những xáo trộn, trễ muộn nhất định, nhưng công ty cũng linh hoạt, thông cảm cho công nhân chứ không thể làm khó công nhân được”.
Được biết, Chi nhánh Công ty CP May Sông Hồng (xưởng chăn, bông, đệm) nằm ở KCN Mỹ Trung trên Quốc lộ 10 (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) có khoảng 168 công nhân, lao động quê Thái Bình hàng ngày sang làm việc. Theo quy định mới của tỉnh Thái Bình, doanh nghiệp đã hỗ trợ chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên cho công nhân của mình, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương, rà soát cấp thẻ/giấy chứng nhận để công nhân tiện đi lại.

Nhiều người dân chưa biết hoặc do chủ quan nên đến tận chốt rồi mới làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và mất rất nhiều thời gian để đợi kết quả, do đó càng làm giao thông thêm ùn ứ kéo dài. Ảnh: T.D
Chị N.T.H (36 tuổi, trú xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình, là công nhân Chi nhánh Công ty CP May Sông Hồng (xưởng chăn, bông, đệm), chia sẻ: “Lúc đầu thực sự chúng tôi khá lo lắng, hoang mang vì chưa nắm rõ, có đầy đủ thông tin nhưng sau đó được công ty quan tâm, hỗ trợ tối đa các điều kiện để đi làm nên vững tâm hơn. Nói chung là bây giờ phải cố gắng sắp xếp công việc gia đình để đi làm sớm hơn, về làm cũng sẽ muộn hơn. Vì phòng, chống dịch nên tất cả mọi người phải cố gắng”.
Khuyến cáo người dân chủ động xét nghiệm sớm, không đợi đến chốt mới làm test nhanh
Chiều 21.7, trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Quang Hòa – Giám đốc Sở Y tế Thái Bình, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thái Bình, cho biết: “Hiện tại, ở một số chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch chính tại cửa ngõ ra vào tỉnh đã có sẵn nguồn lực, phương tiện hỗ trợ test nhanh kháng nguyên. Chúng tôi khuyến cáo nhân dân, nếu bắt buộc phải đi lại thì phải chủ động làm xét nghiệm từ trước, tại các cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện phương pháp xét nghiệm này. Tránh tâm lý chủ quan đến chốt mới làm xét nghiệm, vì sẽ gây trễ muộn ùn tắc cho chính bản thân và cả người, phương tiện khác.
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- Check-in siêu sang chảnh như đi du lịch Châu Âu với những thánh đường đẹp hút hồn ở Nam Định
- Thực hư loạt ảnh Văn Đức và người đẹp top 10 HHVN vào khách sạn?
- Bãi biển Quất Lâm, Nam Định cũng chật kín người dịp nghỉ lễ
- Vàng son một thời: Nhà máy lương công nhân tương đương lương giám đốc
- Cô gái mua vịt về ướp rán với chai gia vị nhà nào cũng có, kết quả màu đẹp thịt mềm như nhà hàng
- Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
-
Hương thơm mắm cáy Hoành Nha – Nam Định
-
68 người chết trong mưa lũ, 34 người còn mất tích
-
Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
-
Về làng hoa lớn nhất Tỉnh Nam Định
-
Giang hồ Nam Định nổ súng truy sát ở bến xe Miền Đông
-
Nam Định: Sản phẩm và đồ chơi truyền thống Tết Trung thu vẫn lên ngôi
-
Nam Định bắt đầu có mưa lớn, miền Bắc cảnh báo lũ quét
-
Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
-
Chùa Đại Thánh Quán Đệ Tứ Nam Định
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 13/7 đến 20/7
-
Nhà thờ Giáo xứ Nam Dương
-
Xu hướng phát triển chung cư tại các tỉnh thành
-
Clip Rap Nam Định Trong Tim Tôi
-
Những nghệ sĩ Thành Nam
-
BOT Mỹ Lộc tăng giá, dân mạng chỉ nhau đi đường vòng về quê ăn Tết