Những ngày Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại vùng đất Hải Đường (Hải Hậu) anh hùng, giàu truyền thống cách mạng và là cái nôi nuôi dưỡng, chở che bao thế hệ cán bộ cách mạng của tỉnh, của huyện; nơi đóng chân của các cơ quan, ban, ngành như: Quân sự, Bưu chính, Ngân hàng… thực hiện nhiệm vụ từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1954. Truyền thống lịch sử vẻ vang, đầy tự hào đó đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, phát huy trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành quả đó có được của ngày hôm nay là kết quả sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, sự hy sinh không tiếc máu xương của bao thế hệ cha ông, của đất và người Hải Đường. Với ông Nguyễn Văn Nghiễm sinh năm 1937, người cán bộ lão thành với 49 năm tuổi Đảng, là Bí thư Đảng ủy xã Hải Đường giai đoạn 1981-1987, người đã trải qua những giai đoạn gian khó của cách mạng dân tộc; nhất là thời kỳ “hai năm bốn tháng” (1949-1951) thì đó là truyền thống đầy tự hào.
Sau ít ngày thành lập, trước yêu cầu cách mạng của tình hình mới, tháng 3-1952 Ngân hàng Nam Định được tách khỏi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nam Ninh và về đóng trụ sở tại xã Hải Đường.
Chính nguồn vốn vay đã tạo đà để họ vươn lên, chủ động sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nguồn thu cho gia đình, xã hội, từ đó tạo tiền đề quan trọng để các cấp chính quyền huy động nguồn lực trong dân hoàn thành kế hoạch, mục tiêu chương trình xây dựng NTM đã đề ra của địa phương. Gia đình ông Phạm Văn Định ở xóm 21 được Ngân hàng NN và PTNT cho vay 100 triệu đồng đã đầu tư trồng hơn 1ha cây cảnh, xây dựng lò sấy cau xuất khẩu.
Làm ăn phát triển ổn định, mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường thường xuyên cho 60 lao động với thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng… Đồng chí Trần Văn Dự, Bí thư chi bộ xóm 9 cho biết: Được chính quyền tạo điều kiện cùng sự “tiếp sức” nguồn vốn kịp thời của các ngân hàng, nhiều hộ trong xóm mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, nếp làm cũ, thực hiện chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh, cây thanh long cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần cấy lúa. Hiện trong xóm có 140 hộ trồng thanh long với tổng diện tích 50 mẫu. Một số hộ trồng nhiều như ông Phạm Văn Giang trồng gần 1 mẫu thanh long đỏ, Trần Văn Hà trồng 7 sào, Phạm Văn Sơn trồng 5 sào…
Không chỉ cho thu nhập cao hơn cấy lúa truyền thống, trồng thanh long, trồng hoa, cây cảnh còn kéo theo nhiều dịch vụ khác phát triển, giúp tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Hiện mô hình này đang được tiếp tục được nhân rộng ra các thôn, xóm khác trong xã…
Xác định nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng là nguồn lực quan trọng để giúp địa phương đầu tư cho phát triển, vì vậy UBND xã Hải Đường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng triển khai các chương trình tín dụng để người dân dễ dàng và thuận lợi trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng.
Riêng đối với nguồn vốn tín dụng chính sách, UBND xã yêu cầu các hội, đoàn thể nhận ủy thác, bao gồm: Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện Hải Hậu, các tổ tiết kiệm và vay vốn của các thôn, xóm thực hiện bình xét, quyết định về khoản vay, kỳ hạn, mức vay đối với từng hộ vay bảo đảm công khai, dân chủ, nguồn vốn vay đến đúng đối tượng và người vay sử dụng vốn đúng mục đích.
Thực tế thời gian qua, nguồn vốn từ các ngân hàng đã góp phần xây dựng, hình thành nhiều mô hình kinh tế mới, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương. Điển hình như mô hình trồng cam Canh của ông Phạm Văn Bình ở xóm 15, với diện tích 1.500m2 cho thu nhập cao, tạo việc làm cho 4-5 lao động; mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Trần Văn Anh với diện tích gần 8 sào cho thu nhập cao gấp 4 lần cấy lúa…
Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn mua máy móc, các loại phân bón, giống cây trồng có năng suất chất lượng tốt, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tăng thêm nguồn thu, nâng cao giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất canh tác. Nhờ đó đến nay, Hải Đường đã hình thành được các vùng chuyên canh rõ nét. Đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã chỉ còn 5,98%, hộ cận nghèo 6,98%. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của Hải Đường ngày càng có sự chuyển dịch tích cực, tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 406,5 tỷ đồng, tăng 57,4 tỷ đồng so với năm 2015.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Đường đang tiếp tục bồi đắp, làm giàu thêm truyền thống cách mạng của quê hương bằng sự mạnh dạn đổi mới trong phát triển kinh tế – xã hội. Đó cũng là nền tảng vững chắc để Hải Đường tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương NTM bền vững ngày càng giàu mạnh, văn minh trong những năm tới./.
Bài và ảnh: Văn Đại – Baonamdinh.vn
- Đền Gin Nam Trực Nam Định
- Siêu mẫu Việt bị ông trùm Hollywood gạ tình, tiết lộ lý do giải nghệ năm 2011
- Chợ hoa đêm ở Thành Nam
- Cậu học sinh Nam Định chế ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời chở được 12 người
- Nam Định: Cái kết có hậu của cô gái vay tiền phẫu thuật cho bạn trai ‘mặt lưỡi liềm’
- Nam Định tìm cách phát triển du lịch
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
- Nam Định: Kiên quyết đấu tranh, xử lý ngăn chặn việc mở đường dân sinh trái phép
- Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
- Nam Định: Va chạm, xe trộn bê tông ‘nằm ngửa’ dưới mương nước
- BỔ NHIỆM CÁN BỘ “TÍN NHIỆM THẤP”: UBKT HUYỆN GIAO THỦY KHẲNG ĐỊNH “ĐÚNG QUY TRÌNH”
- Nam Định sử dụng giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh
- Điện lực nói “không chịu trách nhiệm” vụ trụ bê tông có đất
- Hoa hậu Kỳ Duyên đánh mất những gì sau scandal hút thuốc?
- Hải Hậu: Chùa Phúc Hải – Hải Minh
- Làm bánh xíu páo công phu và vất vả
- Khám phá Nam Định – Phần 1
- Nam Định: Người cha đăng tin tìm con gái 14 tuổi mất tích trong vô vọng
- Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần
- Tạm giữ hình sự đối tượng đập phá, hành hung chủ xe ô tô
- Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
- Thành phố Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp vùng Nam đồng bằng sông Hồng