Trồng hoa hồng đào cổ mang hương thơm nồng nàn, quyến rũ khắp nơi ngày Tết

Trồng hoa hồng đào cổ mang hương thơm nồng nàn, quyến rũ khắp nơi ngày Tết

Hoa hồng đào có hương thơm vô cùng nồng nàn quyến rũ dù ở khoảng cách 2 mét. Kỹ thuật trồng hoa hồng đào cổ cũng không khác so với các loại hoa hồng thông thường khác.

Hoa hồng đào cổ được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên tại một số tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình… Hiện nay kỹ thuật trồng hoa hồng đào cổ được phổ biến rộng khắp nơi.

Sở dĩ cây được gọi là hồng đào bởi các cánh hoa càng gần tâm càng chuyển dần sang màu hồng phấn. Sắc hồng của hồng đào không sặc sỡ, thẫm màu mà phớt nhẹ trên mặt cánh tạo sự mềm mại, quyến rũ mà còn mang đến hương thơm nồng nàn khắp không gian.

Điều kiện phát triển của cây

Hoa hồng đào cổ phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết dịu mát của mùa Thu Đông. Cây sai hoa quanh năm nhưng đặc biệt cho hoa bông lớn, đậm màu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hiện cũng là dịp bạn nên chăm sóc hoa hồng đào cổ để chúng nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Kỹ thuật trồng hoa hồng đào cổ bằng nhiều cách như giâm cành, chiết…Ảnh minh họa


Kỹ thuật trồng hoa hồng đào cổ

Kỹ thuật trồng hoa hồng đào cổ người ta thường dùng phương pháp giâm cành để nhân giống, cũng có thể chiết… Thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là vào mùa Xuân và mùa Thu. Đây chính là thời điểm giúp cho cây hồng cho rễ nhanh và tỉ lệ sống của nó cũng cao nhất.

Để giâm cành hồng cổ việc chuẩn bị đất và chăm sóc khá quan trọng, đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt . Cành chọn để giâm phải là cành bánh tẻ, nếu đang ra hoa thì càng tốt, cành có mắt thưa, mập mạp. Sau khi giâm cành cần phun thuốc kích thích sinh trưởng nhằm cho cành đâm mầm và bật chồi một cách nhanh nhất. Giâm cành hồng cổ khoảng 35 ngày là ta có thể mang trồng ngoài vườn hay trong chậu được. Cây đạt chuẩn là cây cho rễ dài 4cm.

Trồng hoa hồng đào cổ không khó chỉ cần dùng cành đã giâm sẵn hoặc chiết trước đó đặt nhẹ nhàng xuống chậu hay trực tiếp xuống đất sau đó ấn nhẹ phần trên cho cây đứng thẳng. Trồng xong nhất định phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho bộ rễ cây mới phát triển nhanh.

Cách chăm sóc hoa hồng đào cổ

Hoa hồng đào cổ có sức sống khá mạnh mẽ cho nên trong quá trình trồng hoa hồng đào cổ thì việc chăm sóc không quá tốn công. Dù vậy vẫn cần chú ý đặc biệt thời điểm mới trồng phải đảm bảo đủ ẩm, phân bón thúc cây ra rễ. Tưới cây 1 lần 1 ngày hoặc bổ sung ngay khi thấy phần đất trồng dưới gốc chuyển se khô. Để kích thích hoa nở to hơn và lâu tàn hơn nữa cũng nên bón phân 2 lần/tháng.

Ngoài ra, để có một cây hồng đào sai hoa và tươi tốt bạn chỉ cần lưu ý một số điểm như luôn đặt cây tại nơi có lượng ánh nắng dồi dào.

Nếu bạn muốn sang chậu thì trước khi trồng sang chậu mới hoặc trồng xuống đất vườn cần bón lót bằng phân chuồng hoặc phân lân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Phòng bệnh cho hoa hồng đào cổ

Cây hồng đào cổ cũng có thể gặp phải một số bệnh như nhện đỏ, bệnh đốm đen, phấn trắng… vì thế nếu phát hiện cây có hiện tượng sâu bệnh cần loại bỏ ngay, trồng cách ly và phun thuốc hữu cơ đặc trị.

Trồng hoa hồng đào cổ cần đặc biệt chú ý tới sâu bệnh hại cây. Ảnh minh họa

Ngoài ra hoa hồng đào cổ cũng rất hay bị bệnh thán thư, bệnh đốm đen , bệnh gỉ sắt , bệnh phấn trắng …. Ngoài ra còn một số bệnh do côn trùng gây ra như rệp , nhện đỏ, nhện trắng , ốc sên , sâu. Khi hoa hồng nhà bạn có một trong những biểu hiện trên bạn cần quan sát phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Hãy dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng nên nhớ khi mua cần đảm bảo uy tín, độ an toàn cao.

Cắt tỉa hoa hồng đào cổ

Đây được xem là một trong những công việc quan trọng trong quy trình chăm sóc hoa hồng. Tỉa là một công việc đơn giản nhưng đòi hỏi sử dụng các công cụ vườn phù hợp. Dụng cụ phải sắc bén. Khi tỉa cành, bạn cắt những đoạn gỗ bị hư hỏng, những đoạn cành héo, cành có lá bị sâu, vàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể loại bỏ những cành đang vươn sai hướng để kích thích chồi phát triển.

Theo An Dương( VietQ.vn)


TOP