(NLĐO) – Nhiều khu vực ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19 chỉ thực hiện cách ly 14 ngày, trong khi thôn Chí Trung (xã Tân Quavng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) cách ly tới 28 ngày sau khi xuất hiện ca bệnh 219.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc thực hiện cách ly y tế có sự khác nhau giữa các địa phương, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết theo quyết định số 904 ngày 16-3-2020 về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19” có quy định thời gian cách cách ly tối thiểu 28 ngày kể từ ngày thực hiện cách ly. Tùy theo diễn biến tình hình dịch và nguy cơ lây lan trong vùng cách ly mà thời gian cách ly có thể kéo dài hơn. Việc khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác.

Cách ly khu vực cổng chính hướng vào thôn Chí Trung (tỉnh Hưng Yên) – Ảnh: Ngô Nhung
Theo quy định này, thời điểm xem xét thiết lập vùng cách ly y tế là khi vùng dịch đã có sự lây lan trong cộng đồng và có nguy cơ lớn lây lan sang các khu vực, địa phương khác trong khi hầu hết các khu vực, địa phương khác chưa có ca bệnh hoặc chỉ có một số ít ca bệnh xâm nhập.
Cũng theo quy định này, trong thời gian cách ly, chính quyền và các cơ quan chức năng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp nhu yếu phẩm; lương thực, thực phẩm; năng lượng, xăng dầu; thuốc chữa bệnh thiết yếu; đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sạch sinh hoạt; đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; cung ứng trang bị phòng bệnh cá nhân: khẩu trang, xà phòng, các chất sát khuẩn thông thường; cung ứng các nguyên vật liệu khác như vật liệu xây dựng, vật liệu điện, nước…; đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng theo quy định; hỗ trợ sinh hoạt phí cho người dân trong vùng cách ly nếu địa phương có điều kiện.
Hình ảnh người dân đến cung cấp lương thực cho khu cách ly – Ảnh: Ngô Nhung
Trước đó, sáng 2-4, Bộ Y tế công bố ca bệnh 219 dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Ca bệnh 219 có địa chỉ ở thôn Chí Trung, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng ký quyết định thiết lập vùng cách ly phòng chống dịch Covid-19 tại thôn Chí Trung (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên).
Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, tại thôn Chí Trung ghi nhận 2 trường hợp mắc Covid-19, trong đó trường hợp đầu tiên là bệnh nhân số 161 (bệnh nhân 88 tuổi). Bệnh nhân này trước đó có tiền sử khỏe mạnh nhưng đột ngột đau đầu, hôn mê nên được chuyển từ bệnh viện ở tỉnh Hưng Yên lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị tại Khoa Thần Kinh.
Hai bệnh nhân mắc Covid-19 ở thôn Chí Trung đang được điều trị theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) – Ảnh: Tuấn Dũng
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết não. Trong thời gian nằm điều trị tại đây, bệnh nhân nằm cạnh giường một bệnh nhân, sau này bệnh nhân đó được xác định mắc Covid-19 (bệnh nhân 133). Ngày 25-3, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) với chẩn đoán chảy máu não thất, phát hiện tăng huyết áp 2 tuần, chụp CT phổi có tổn thương phổi trái. Ngày 2-4, bệnh nhân phải thở oxy, sau đó mở nội khí quản và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực.
Ngày 2-4, Bộ Y tế công bố trường hợp bệnh nhân 219 (nữ, 59 tuổi), ở thôn Chí Trung, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (là con dâu bệnh nhân 161). Từ ngày 16-3 đến ngày 22-3, bệnh nhân 219 đến Bệnh viện Bạch Mai chăm mẹ chồng tại Khoa Thần kinh (cùng phòng bệnh nhân số 133). Theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 25-3, bệnh nhân 219 nghe tin có người mắc Covid-19 tại Khoa Thần kinh, bệnh nhân tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) khám và nhập viện cách ly ngay. Hiện bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở.
Đến thời điểm này, thôn Chí Trung xã Tân Quang, huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) ghi nhận 2 trường hợp mắc Covid-19, trong đó bệnh nhân 161 được cách ly ngay trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
- Nam Định: Sở hữu ‘chị’ gà mặt sư tử nghìn đô, trai trẻ chiều gà hơn người yêu
- Khám phá Việt Nam – Chùa Cổ Lễ Nam Định
- Đón Bình Minh Trên Biển Vắng Bên Nhà Thờ Trái Tim
- Mùa tôm thuyền trứng
- Sự thật chú rể ở Nam Định ôm ‘gái lạ’ khóc nức nở khiến cô dâu bối rối
- Các làng nghề ở Nam Định
- Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
-
Mâu thuẫn lúc đậu xe, thanh niên quê Nam Định lùi xe đâm chết người rồi bỏ trốn
-
Nam Định: Vừa bước ra từ quán ăn, nam thanh niên bị nhóm đối tượng đâm gần đứt đôi thận trái
-
[Chùm Ảnh] Nam Định chủ động phòng chống bão số 3 ( bão Thần Sấm )
-
Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia
-
Cách làm nem nắm – đặc sản Nam Định thơm ngon
-
Từ đĩa bánh cuốn Nam Định
-
Nam Định tan hoang sau cơn bão số 1
-
Chùa Keo – quê hương tôi..
-
Tặng 150 triệu đồng, lội bùn trong vùng lũ, Kỳ Duyên vẫn bị chê ‘làm màu’
-
Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam
-
Bệnh viện Nam Định quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết
-
Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’
-
Ý Yên: Chủ xưởng gỗ bị con nợ vung kiếm chém thương tích
-
Phiên tòa chưa phải cuối cùng cho Đoàn Thị Hương và những nỗi tức giận
-
Làm bánh xíu páo công phu và vất vả