Người mẹ trong đoạn clip “giành quyền nuôi con” đã lên tiếng lý giải về việc không đến thăm con và chia sẻ về việc hôn nhân đổ vỡ.
“Tôi sinh con được 29 ngày thì chồng đuổi khỏi nhà”
Mấy ngày qua trên mạng xã hội xôn xao clip bé gái L.T.D.H (6 tuổi, ở xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) khóc lớn, ôm chặt cổ một người đàn ông không chịu theo người phụ nữ đang cố gắng bế lấy cháu bé.
Theo thông tin đăng tải kèm theo, người đàn ông trong đoạn clip là bố cháu D.H, còn người phụ nữ là mẹ. Sở dĩ có vụ việc trên vì sau khi sinh con, người mẹ bỏ đi để lại đứa bé cho bố nuôi dưỡng. Sau đó, người mẹ quay lại giành quyền nuôi con.
Đoạn clip gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội, nhiều ý kiến “lên án” người mẹ bỏ mặc không chăm sóc con. Nhưng một số thì bày tỏ thông cảm vì cho rằng người mẹ có thể uẩn khúc gì đó mới phải bỏ con.
Chia sẻ với PV trưa nay (2.1) khi vừa tan ca làm, chị Lê (SN 1979, ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, mẹ đẻ cháu D.H) xác nhận chị là người phụ nữ cố gắng bế cháu D.H trong clip.
Chị Lê cũng tâm sự với PV cuộc hôn nhân đổ vỡ với anh Xuân (SN 1981, ở xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn) và việc hai người tranh chấp quyền chăm sóc các con.
Chị Lê kể, năm 2011, khi đi làm ở Hà Nội chị quen anh Xuân. Trước khi quen nhau, hai người đã trải qua 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ và đều đã có con riêng.
Sau một thời gian làm quen, ngay trong năm 2011, anh Xuân và chị Lê quyết định dọn về chung sống với nhau bằng một đám cưới theo phong tục địa phương nhưng không đăng ký kết hôn.
Chị Lê dọn về chung sống với nhà chồng mới. Hạnh phúc nhân đôi khi trong năm 2011 chị Lê sinh cho anh Xuân cháu D.H.
Tới năm 2013 thì chị Lê sinh thêm cháu trai A.H (SN 2013). Tuy nhiên, cậu con trai vừa chào đời chưa tròn 1 tháng, cuộc hôn nhân thứ 2 của chị Lê cũng đổ vỡ.
“Thời gian chung sống với nhau, anh Xuân thường xuyên đi uống rượu về gây sự với tôi, hai vợ chồng cãi vã. Khi tôi sinh cháu L.A.H được 29 ngày tuổi thì anh Xuân đuổi ra khỏi nhà.
Tôi bế cháu A.H về nhà mẹ đẻ, còn cháu D.H anh Xuân không cho tôi mang theo. Anh Xuân cấm tôi không được quay về. Tuy nhiên, thôi thi thoảng vẫn về trường thăm cháu nhưng bị anh Xuân gây sức ép nên tôi không dám về nữa”, chị Lê bùn tủi kể lại lý do chị không về thăm con gái lớn.
“Tôi lo lắng khi để con gái cho người khác chăm sóc”
Chia sẻ với PV về việc tranh chấp nuôi con, chị Lê cho biết, năm 2015, chị làm đơn gửi UBND xã Hợp Tiến đề nghị được đưa cháu D.H về chăm sóc. Tới năm 2017, chị Lê tiếp tục gửi đơn lên TAND huyện Triệu Sơn.
Tháng 6.2017, TAND huyện đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên cho anh Xuân được chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé. Tuy nhiên, do thấy anh Xuân thường xuyên gửi con cho hàng xóm ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn chăm sóc (có xác nhận của công an viên xóm 8 và Phó trưởng Công an xã xác nhận ngày 24.9.2017 về việc nêu trên) nên chị Lê cảm thấy lo lắng.“Cháu D.H còn nhỏ lại là con gái nên để người khác chăm sóc tôi không yên tâm. Vì thế tôi đã làm đơn kháng cáo gửi TAND tỉnh Thanh Hóa với mong muốn được đưa con về chăm sóc”, chị Lê cho biết.
Dù không có mặt tại phiên Tòa phúc thẩm nhưng theo bản tự khai và các tài liệu khác có trong hồ sơ giải quyết vụ án, anh Xuân có nguyện vọng xin được nuôi cháu L.T.D.H vì từ khi chị Lê bỏ về nhà mẹ đẻ, chưa một lần đến thăm con. Hơn nữa, hiện tại chị Lê nuôi một người con riêng nên không có khả năng nuôi cháu H.
Tuy nhiên, sau khi xem xét các tình tiết, TAND tỉnh Thanh Hóa xét thấy bố hoặc mẹ phải là người trực tiếp chăm sóc con cái chưa thành niên, TAND huyện Triệu Sơn đã giao cháu H cho anh Xuân trực tiếp chăm sóc. Tuy nhiên, do anh Xuân đi làm ăn và đã giao cháu H cho người hàng xóm chăm sóc là không đảm bảo về mọi mặt cho cháu H. Vì vậy, TAND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận kháng cáo của chị Lê và đồng ý cho chị trực tiếp nuôi dưỡng cháu H.
“Cuối tháng 12 vừa qua (ngày 28.12.2017), Chi cục thi hành án về địa phương tiến hành bàn giao. Vì cháu H sống với bố nên khi tôi đón cháu đã khóc.
Sau đó, anh Xuân nói đưa cháu sang trường mầm non cho cô giáo dỗ rồi mang về sau. Nhưng đến hôm nay (2.1.2018) tôi vẫn chưa đón được con về”, chị Lê cho biết.
Chị Lê cho biết, với điều kiện kinh tế hiện tại chị có thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. “Tôi làm công nhân lương tháng được 4-5 triệu cộng với thu nhập từ làm ruộng, chăn nuôi nữa thì có thể chăm sóc tốt cho các cháu. Tôi sống cùng mẹ nhưng bà có lương và có thể chăm sóc, trông nom các cháu mỗi khi tôi đi vắng nhà”, chị Lê tâm sự.
*Tên anh Xuân và chị Lê đã được thay đổi.
Theo Xuân Lực – Tuấn Du (Dân Việt)
- Lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
- Mua đồ đồng nát về làm bảo tàng
- Cậu học sinh Nam Định chế ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời chở được 12 người
- Được sao quốc tế nhận nuôi, cuộc sống của cô bé Nam Định và những đứa trẻ gốc Việt giờ thế nào?
- Những ý nghĩa đặc biệt trong tiệc cưới của Shark Hưng và người đẹp gốc Việt
- Nữ sinh “đất học” Nam Định vượt khó giành 27 điểm khối C
- Đền chùa Hà Cát xã Hồng Thuận – Giao Thủy Nam Định
- Nói thêm về Dự án bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định
- Nam Định: Lễ hội truyền thống hoa- cây cảnh Vị Khê
- Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
- Độc Đáo Nghệ Thuật Và Trò Chơi Dân Gian Thời Trần
- 82 Đặc sản, Món ăn tại Nam Định
- Điều Tra vụ phát hiện ma túy tại nhà ga tàu hỏa Nam Định
- Người dân Nam Định xót xa nhìn ngôi nhà thờ cổ 130 tuổi bị cháy rụi trong đêm
- Nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp
- 86 ngày đêm anh dũng của quân dân Thành Nam
- Kẹo Sìu Châu – đượm hồn quê xứ thành Nam
- Nam Định: Một bé trai bị bỏ rơi ngay trước cổng chùa La Chợ
- Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam
- Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần