Ở tuổi 15 ăn chưa no, lo chưa tới nhưng cậu học trò lớp 9 ở Huế đã tự tay chế tạo thành công 2 chiếc ô tô điện đa năng từ các thiết bị điện tử mua ở kho phế liệu và những mảnh gỗ bỏ đi.
Từng chế tạo thành công xe điện đa năng cho người khuyết tật
Lê Thanh Ân (SN 2003), cậu học trò chế tạo những chiếc ô tô điện đa năng, mọi người đều hết lời khen ngợi. Từ khi mới học lớp 3, Ân đã có thể làm ra những chiếc ô tô, xe máy, máy bay điều khiển mô hình để chơi. Đặc biệt, chiếc ô tô điện đa năng của nam sinh lớp 9/4, Trường Trung học cơ sở Vinh Thanh đã đạt giải cao trong các cuộc thi sáng tạo khoa học.

Chiếc xe ô tô điện bằng gỗ do cậu học trò trung học chế tạo.
Để thỏa niềm đam mê, đầu năm học lớp 7, Ân bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc xe điện đa năng, có thể cắt cỏ, làm đường, phục vụ cho người khuyết tật đi lại.
Chiếc xe có 2 bộ phận chính là chuyển động bằng mô tơ và hệ thống lái. Cạnh vô lăng có 2 công tắc bật đèn pha và đèn xi nhan. Ngoài ra, còn có thêm 2 công tắc, một là nút tắt động cơ, còn lại là điều chỉnh lên xuống phần cắt cỏ và phần chà đường…

Chiếc xe điện đa năng dành cho người khuyết tật của Ân đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo huyện Phú Vang và giải khuyến khích cấp tỉnh.

Không chỉ phục vụ cho người khuyết tật đi lại, chiếc xe còn có thể ứng dụng để cắt cỏ, chà đường…
Năm 2016, Ân đã đại diện cho huyện Phú Vang tham dự cuộc thi sáng tạo thanh niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên – Huế với sản phẩm “Máy điện đa năng” dùng cho người khuyết tật và vinh dự đạt giải Khuyến khích. Trước đó, sản phẩm này của em cũng giành giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo cấp huyện.
Hoàn thành chiếc “ô tô trong mơ” với 3 triệu đồng
Từ thành công này, Ân tiếp tục mày mò thiết kế mô hình “chiếc ô tô trong mơ” của mình. Sau hơn 3 tuần cần mẫn nghiên cứu và tận dụng đồ phế liệu để chế tạo, chiếc ô tô điện chạy bằng khung gỗ độc đáo của Ân cũng được hoàn thành trong sự trầm trồ thán phục của gia đình và bà con lối xóm.

Xe có chiều dài khoảng 1,3m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,5m, chạy bằng bình điện ắc quy 24V, chở được 2 người, với tốc độ 30km/giờ.



Đặc biệt là xe chạy bằng điện nên không có khói bụi và thân thiện với môi trường.
Chia sẻ về niềm đam mê cũng như quá trình lắp ráp, chế tạo ô tô, Ân cho biết mình gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Do phải đi học nên em chỉ tranh thủ thời gian nghỉ để làm. Ngoài ra, ban đầu cha mẹ cũng phản đối việc chế tạo ô tô, bởi sợ em lơ là việc học và không đủ khả năng để làm việc này. Tuy nhiên, khi chiếc xe đi vào vận hành đã xóa tan mọi nghi ngờ trước đó.

Hiện chiếc xe này được Ân sử dụng để đi lại trong làng xã, đưa đón các em nhỏ đi học, đi chơi và giúp bố mẹ vận chuyển hàng hóa.
“Những kiến thức chế tạo ô tô và các sản phẩm của mình đều do em tự mày mò và tìm học trên internet. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm thì em gặp rất nhiều khó khăn và phải tháo ra lắp vào nhiều lần những chi tiết thiết kế, tính toán chưa phù hợp. Em mong muốn sẽ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao, cũng như nỗ lực cố gắng học tập để sau này trở thành một nhà sáng chế”, Ân tâm sự.

Với ngọn lửa đam mê khoa học cháy bỏng, Ân đang ấp ủ nhiều mô hình với mong muốn chế tạo thêm nhiều sản phẩm hữu ích.
“Tôi và vợ càng cấm thì nó càng làm”
Nói về niềm đam mê sáng tạo của con trai, ông Lê Thanh Châu (37 tuổi, cha của Ân) cho biết, thời gian đầu, gia đình đều phản đối việc Ân làm ôtô. Tuy nhiên, thấy Ân quá đam mê nên dần dần mọi người mới tạo điều kiện.
“Khi nghe con thủ thỉ xin 3 triệu đồng để mua linh kiện làm ô tô. Tôi và vợ liền phản đối, vì chỉ muốn con chú tâm vào việc học. Nhưng càng cấm nó lại càng làm, còn nhịn cả ăn sáng dành tiền mua đồ về để chế xe ô tô. Thấy con đam mê quá, nhiều đêm còn trốn cha mẹ, lén ngồi chong đèn thiết kế ô tô nên tôi đã đồng ý cho con tiền nhưng vẫn không tin là nó có thể chế được chiếc ô tô như thế này. Đến khi con thành công và lái chiếc ô tô chạy quanh xóm rồi sau đó đạt giải nữa khiến gia đình tôi vui lắm…”.

Sáng chế ra các đồ chơi điện tử từ khi học lớp 3, với nhiều người, đây quả là một câu chuyện khó tin, tuy nhiên, sự sáng tạo vốn không phụ thuộc vào tuổi tác.
Thầy Võ Văn Cần, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Thanh cho biết: “Ân là một học sinh chăm ngoan, lễ phép và rất sáng tạo. Chiếc xe do Ân chế tạo là một sản phẩm tốt, được làm bằng nguyên vật liệu tận dụng từ phế liệu và có tính ứng dụng cao. Tôi tin rằng Ân sẽ tiếp tục phát triển sức sáng tạo và đam mê của mình để đạt được nhiều thành công.”.
HÀ NAM, THEO TRÍ THỨC TRẺ
- Tình yêu như mơ của chàng trai mắc bệnh Wilson: Tân Lỳ
- Chàng thủ khoa quê Nam Định bốc vác kiếm tiền học phí, hứa không yêu ai để học thành tài
- Nam Định: Đặc sắc Lễ hội Chùa Lương
- Hai câu chuyện ở vùng đất học nổi tiếng Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên diện áo khoét lưng sâu hun hút làm giám khảo nhan sắc
- Hai “cụ” sanh cổ có gì đặc biệt mà được “ngã giá” bằng cả con đường?
- Nhà thờ Giáo xứ Lục Thủy – Xuân Trường Nam Định
-
Nam Định: Bắt đối tượng cầm dao đe dọa phụ nữ giữa cánh đồng
-
Nam Định: Triệt phá ổ nhóm chuyên cướp tài sản tại các khu công nghiệp
-
Nam Định: Xe máy va chạm với ô tô, một người tử vong
-
Nam Định: Nữ sinh lớp 6 mất tích bí ẩn sau khi đi học
-
Lùm xùm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định – Hàng loạt “bất thường” cần làm rõ
-
Nam Định: Hơn 20.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016
-
Công an Nam Định bắt giữ, xử lý gần 1.500 vụ ma túy trong năm 2018
-
Bí mật động trời dưới các trụ điện 220kv: Người dân sẵn sàng cầm cố tài sản để kiểm chứng
-
Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
-
Chùm Ảnh Thánh Lễ Khấn Dòng – Tu Viện Dòng nữ Đa Minh Bùi Chu
-
Mẹ nhảy lầu tự tử khi đưa con 4 tuổi đuối nước vào bệnh viện Nhi Nam Định cấp cứu
-
Thịt chó Cầu Vòi và những thương hiệu thịt chó đất Bắc mềm lòng dân nhậu
-
Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu – Nam Định
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 20/7 đến 27/7
-
Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?