Trước đây, nói đến bạo lực học đường thường là việc học sinh nam đánh nhau. Tuy nhiên, cô giáo Bùi Thị Ngọc Thủy (Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định) cho biết, những năm gần đây, các bạn nữ thường cầm đầu các nhóm đi bắt nạt.

Cô giáo Bùi Thị Ngọc Thủy: Xu hướng các bạn nữ cầm đầu các nhóm đi bắt nạt ngày càng tăng
Khi bị cô giáo đình chỉ học tập, bạn nữ đó đã chửi lớp trưởng bằng những lời vô cùng tục tĩu. Lúc tan trường, bạn nữ “trùm sỏ” cùng với đội quân của mình đứng trước cổng trường “xử” lớp trưởng. Hôm sau, bạn lớp trưởng đã không dám đến lớp. Sự việc chưa dừng lại ở đó, những trận đánh vẫn tiếp diễn khiến bạn lớp trưởng đã phải chuyển trường.
Theo cô giáo Bùi Thị Ngọc Thủy (Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định), bạo lực học đường trước đây thường chỉ ở mức trêu chọc, tẩy chay bạn, không có nhiều vụ đánh nhau và nếu xảy ra đánh nhau cũng không tàn bạo như bây giờ. Bây giờ hình thức bạo lực học đường ngày càng tinh vi, sử dụng mạng xã hội để bạo lực tinh thần và đặc biệt, các bạn nữ thường cầm đầu các nhóm đi bắt nạt. Các em đánh nhau có tổ chức và thường gọi nhóm bạn để đe dọa các bạn.

Thạc sỹ Vũ Thu Hà: Cha mẹ cần trang bị nội lực cho con để tránh bạo lực học đường
“Lứa tuổi dễ bị bạo lực học đường là từ 12 đến 14. Làm thế nào để tác động các em trong lứa tuổi khủng hoảng? Bố mẹ, giáo viên, người lớn tác động đến các em khó mà các em chỉ nghe các bạn hơn tuổi mình. Muốn giải quyết cái gốc của bạo lực học đường, cần trang bị nội lực cho học sinh. Đây là vấn đề hết sức cần thiết, các em tự trang bị cho bản thân mình thế nào là bạo lực học đường để tránh việc bị bắt nạt và đi bắt nạt người khác”- cô Ngọc Thùy chia sẻ.
ThS Vũ Thu Hà cho rằng, cha mẹ cần trao đổi, chia sẻ với con về các kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, kỹ năng chịu trách nhiệm. Khi con gây ra tổn thương nào đấy thì con phải chấp nhận bị phạt. Thế nên, con không được phép sử dụng bạo lực mà cần có những cách giải quyết bằng mặt kỹ năng. Cha mẹ luôn luôn phải lưu ý với con, phải nói không với bạo lực vì nó rất nguy hiểm sau này. Bởi, đôi khi câu chuyện của các con rất nhỏ nhưng bạo lực có thể gây ra tổn thương, thậm chí có thể dẫn tới những cái chết thương tâm.
Theo Nhật Minh
(PNVN)
- Nam Định: nghĩa trang của hơn 14.000 hài nhi bị vứt bỏ và những câu chuyện lạnh người
- Kỳ Duyên hối hận vì vô tư, tiếp tục sống ‘giấu mình’
- Nam Định: Thầy giáo tâm huyết bật đèn flash giảng bài, cầm thước kẻ ra sân đuổi ve để học sinh yên tĩnh ôn thi
- Nam Định: Chắp cánh ước mơ cho trẻ thiệt thòi
- 4 vương cung thánh đường ở Việt Nam
- Hy hữu: Sản phụ Nam Định “vượt cạn” ngay trên vỉa hè khi đang đến bệnh viện
- Nàng dâu trẻ khoe mâm cơm đầy ắp, phong phú cho 4 người ăn nhưng thừa nhận chưa biết tính toán chi li nên tốn 12 triệu/tháng tiền ăn
-
Va chạm với xe đầu kéo, nữ sinh tử vong thương tâm
-
Nam Định của tôi…
-
Múa rối Đầu Gỗ – Nét văn hoá đặc sắc trong lễ hội chùa Đại Bi
-
Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Nam Định: Vạch trần nhiều hồ sơ giả
-
Xem xét thành lập thêm thị trấn mới thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định
-
Một phụ nữ bị hàng xóm đâm vì tưới cây bằng phân xanh
-
Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
-
Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần
-
Người dân dí dao vào cổ để ‘tra khảo’ người phụ nữ lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em
-
Quay lén phụ nữ trong nhà vệ sinh, gã ‘biến thái’ bị phạt 200 nghìn đồng
-
Sau hơn tháng mất tích, nữ sinh 17 tuổi ở Nam Định đã được tìm thấy
-
Nghệ thuật múa lân sư rồng ở Vĩnh Hào Vụ Bản Nam Định
-
Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
-
Dự án 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Vì sao tỉnh Nam Định vẫn chưa thu hồi?
-
Nam Định: Người đàn ông mất một nửa hộp sọ sau vụ tai nạn giao thông kinh hoàng