Tháng 3 lễ hội Phủ Dầy
Thánh Bà tứ phủ về đây ngự đồng
Khắp hoà nam bắc tây đông
Hoằng dương Đạo Mẫu, non sông vững bền
Đại lễ kiều thỉnh Tứ phủ Thánh Bà Khâm sai (là các vị nữ thần) và chư vị Tiên Thánh trắc giáng dương đồng được chính thức diễn ra trong hai ngày: 20, 21 tháng 3 (âm lịch), tức ngày 5, 6 tháng 5 năm 2018 tại Phủ chính Tiên Hương – Phủ Dầy do Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội,
Câu lạc bộ Bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu (thuộc Hội) phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin huyện Vụ Bản, Ủy ban nhân dân xã Kim Thái và Phủ chính Tiên Hương – Phủ Dầy tỉnh Nam Định đồng tổ chức.
Đến tham dự Đại lễ có Đại sứ Phạm Sanh Châu – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết – Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Ông Dương Văn Khá – Chánh văn phòng Ban tôn giáo Chính phủ và đại diện Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản, xã Kim Thái, các nhà khoa học, các Thủ nhang, Đồng đền và quý chư tôn thiền đức, thanh đồng, đạo quan cùng hàng ngàn quý khách thập phương.
Tại lễ khai mạc, Ông Trần Quang Dũng – Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Đại lễ phát biểu
“Trong dòng chảy văn hóa dân tộc, từ thư tịch cho đến huyền tích, đấng nữ lưu được tôn vinh ở hàng “tứ bất tử” duy chỉ có một vị, hành trạng “tam thế luân hồi” cũng vẫn chỉ có một vị ấy, ngài là Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh – thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Kể từ buổi đầu giáng thế, đến nay ngót 600 năm, linh ứng vô cùng; Đức Thánh Mẫu thực là khuôn vàng, thước ngọc, tài sắc vẹn toàn; hiếu nghĩa, trung trinh, nhân từ, quả cảm; giáo hóa chúng nhân, đề cao luân lý; bênh người hèn yếu, trị kẻ cường quyền; trừ nội loạn, chống ngoại xâm…; trải các đời vua, sắc phong bao mỹ tự; mọi miền đất nước, nơi nơi nhang khói phụng thờ; đáng bậc “Mẫu nghi thiên hạ”.
Trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu Thánh là nghi lễ đặc trưng, tiêu biểu; cổ truyền không có việc mở khăn hầu các Đức Thánh Mẫu, vì các ngài ở ngôi vị “tối tú, tối linh” sẽ “tùy cơ phó cảm”; bởi vậy các thanh đồng chỉ mở khăn hầu từ hàng Quan lớn, Thánh Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu.Khi lập đại đàn vào những dịp đặc biệt quan trọng sẽ đồng thỉnh Ngũ vị Tôn Quan, Tứ phủ Thánh Bà “đồng lai, hợp tọa” – cùng giáng một lúc, để các ngài vận thần thông quảng lực, khâm thừa mệnh lệnh của Thánh Mẫu, thay quyền bốn phủ trợ giúp nhân gian.
Kế thừa truyền thống của cha ông, người Việt Nam qua bao thế hệ tiếp nối, trân trọng, giữ gìn những nét đặc sắc trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, với rất nhiều nghi lễ phong phú, sinh động, phép tắc tôn nghiêm.
Truyền thống ấy, đã hội đủ điều kiện để UNESCO vinh danh thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sự tôn vinh ấy là vinh dự, tự hào nhưng cũng gắn liền với trách nhiệm của mỗi người chúng ta trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị “chân – thiện – mỹ” của tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng trong đời sống đương đại.
Với mong muốn hoàng dương tín ngưỡng các vị đồng đền, thủ nhang phỏng theo cổ lệ, đã phục hồi Đại lễ kiều thỉnh Tứ phủ Thánh Bà Khâm sai (là các vị nữ thần) và chư vị Tiên Thánh trắc giáng dương đồng.
Đại lễ được diễn ra đúng tròn một năm tỉnh Nam Định thay mặt cả nước đón bằng công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Trong 2 ngày BTC đã tiến hành các nghi lễ truyền thống: Phát tấu nghi, cúng Phật đại khoa, cúng Thánh, dẫn trần lục cúng, tế Thánh, Đàn Dược Sư đại hội, Đàn mông sơn chẩn tế, phóng đăng.Và sáng sớm ngày 21/3 (ÂL) đã tiếp tục các khoa nghi: cúng Tứ phủ hội đồng, cúng Trần triều, khao thỉnh Sơn trang, bái tiến Thiên quan, khao tiến chư vị tiền hưng công, hậu khai sáng và các vị cố đồng đền, thủ nhang bản Phủ. Tiếp sau nghi thức khai mạc sẽ là lễ rước các đồng đền, thủ nhang loan giá phụng hành.
Ngọc Diệp, Ảnh: Long Hưng
(thethaovietnam.vn)
- Cô dâu Nam Định: Sau đám cưới, bạn bè mới biết là tiểu thư nhà giàu
- Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu
- Nghĩa Hưng: Cây sanh dáng trực hoành được trả giá 1 tỷ đồng không bán
- Thịt chó: Ngon ít sợ nhiều!
- Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu
- Những mâm cỗ quê giản dị nhưng cứ đăng lên mạng là hút ‘nghìn like’ vì ai cũng thèm
- Lạ lẫm món cá khoai nấu rau bớp Nam Định mát lành
- Công an huy động hơn 200 người phân luồng tại hội Chợ Viềng
- Nam Định: Thông tin chính thức từ cơ quan công an vụ “cướp tiệm vàng bất thành” tại Giao Thủy
- Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia
- Xuân Trường: Gặp lại người làm kèn khổng lồ đạt Guinness
- Có những chợ Viềng nào tại Nam Định
- Làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định
- Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
- Những biệt thự triệu đô của làng nghề gỗ tại Nam Định
- Nam Định: Xử phạt Công ty CP than Nam Vang 134 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
- Sự thật về cái chết của người đàn ông sau khi cãi nhau với anh trai
- Nét đẹp văn hóa nghề làm bánh nhãn Hải Hậu
- Nam Định: Ba tội danh đối với kẻ bắt cóc vợ “hờ”
- Ông Đinh La Thăng: ‘Tớ là Bí thư to nhất TP mà cậu có chạy tới đâu?’
- Chùm ảnh lạ kiến trúc nhà thờ tại Nam Định
- Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 6/8 đến 9/8