Những “cụ cây” này đã có tuổi đời hàng trăm năm nhưng vẫn đang phát triển tươi tốt, thậm chí ra hoa, kết quả.
Cây dã hương hơn 546 năm tuổi
Theo ngọc phả của làng Dương Phạm (xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), vua Lê Thánh Tông trồng cây dã hương này ở đây vào năm 1471, tới nay đã gần 550 năm. Ông Chu Minh Giang – Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho biết, hiện cây đã có độ cao 45m, chu vi thân cây hơn 11m với những tán lá phủ rộng tới gần 50m và mang hình thù đẹp mắt. Với lịch sử lâu đời và sự vững chãi theo thời gian, vào năm 2013, cây đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Tới năm 2014, cây tiếp tục được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings xác lập kỷ lục.

Cây dã hương gần 550 năm tuổi được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2014.
Được biết, dã hương là một loại cây có dáng đẹp uy nghi và có mùi dầu thơm. Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu, đặc biệt rễ cây có chứa safrol là thành phần rất có giá trị trong công nghệ chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.
Cây gạo cổ thụ hơn 731 tuổi
Cây gạo cổ thụ lâu năm nhất Việt Nam tọa lạc tại Đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Tính đến hiện tại, cây gạo này đã 731 năm tuổi, đang phát triển xanh tốt và thường ra hoa đỏ rực vào tháng 2.
Ở thời điểm được xác lập kỷ lục Việt Nam cách đây hơn 4 năm, cây cao khoảng 30m, đường kính thân 2,03m, tán cây vươn về phía bắc 18,1m, về hướng đông 25,4m, về phía nam 16,2m, về phía tây 12m.

Cây gạo cổ thụ được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2013.
Cây bồ đề 134 năm tuổi này nằm ở xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), có tên khoa học là Ficus Religiosa thuộc họ dâu tằm Moraceae. Cây phân ra thành 9 thân, chiều cao gần 29m, đường kính thân 2,7m, đường kính tán rộng khoảng 30m. Theo các già làng, cây bồ đề này do nhà sư từ Pắc Xế (Lào) mang đến trồng tại buôn cách đây hơn 100 năm, sau đó được người dân địa phương chăm sóc kỹ lưỡng qua nhiều đời nay.

Cây bồ đề được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2014.
Cây vải thiều 147 tuổi
Theo các tài liệu cổ, cây vải thiều này do cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự là Phúc Thành) trồng được. Cụ thể là trong một lần đi dự tiệc tại Hải Phòng vào năm 1870, được ăn loại vải ngon nên cụ đã đem 3 hạt về gieo trồng ở vườn nhà. Cả 3 hạt đều nảy mầm rồi phát triển thành cây, ra hoa nhưng về sau 2 cây bị chết. Cây vải tổ này chính là cây duy nhất sống sót và cũng là cây cho quả có hương vị thơm ngon.

Cây vải thiều tổ được xác lập kỷ lục vào đầu năm 2016.
Nguồn: Danviet.vn
- Chữ trên ấn đền Trần có nội dung gì?
- Gốc ổi bờ ao: Độc phẩm nổi danh đất Nam Định
- Nam Định – Vùng đất trọn đạo lý, vẹn nghĩa tình
- Hoa hậu Kỳ Duyên nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
- Nam Định – Một trong 34 nền văn hóa tiêu biểu của thế giới
- Phương Oanh – đi qua “Ngược chiều nước mắt“
- Nghĩa Hưng: Kiểng lạ 100 tuổi, có lá tỏa hương thơm độc đáo trên đất Thành Nam
-
Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
-
Nam Định: Đẩy mạnh thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân”
-
Bún Giả Cầy Nam Định
-
Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
-
Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội
-
Triệt phá đường dây buôn ma túy từ Giao Thủy-Nam Định về Hà Nam
-
Nam Định: đi đám cưới, mãn nhãn ngắm Rolls-Royce Phantom 35 tỷ
-
Nam Định: Lái xe đâm trúng cột mốc ven đường, hai thanh niên thương vong
-
Các tín đồ bia Nam Định hẹn ‘chia sẻ đam mê, kết tình bằng hữu’ tại Ngày hội Bia Hà Nội
-
Nam Định: Công nhân đình công vì cơm có dòi tại công ty TNHH Geulim
-
Nam Định chuẩn bị đón bằng UNESCO về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
-
Vụ giang hồ truy sát ở Nam Định: Lời kể hoảng hồn của người vợ
-
Sở GDĐT tỉnh Nam Định đã cử đoàn công tác về trường Mầm non B Trực Đại điều tra sự việc bé 4 tuổi bị buộc dây treo lên cửa sổ
-
CA Nam Trực (Nam Định): Triệt phá ổ bạc bằng hình thức xóc đĩa
-
Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối