Trong buổi họp sáng 3/2, Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị Chính phủ quy định bắt buộc khai báo y tế toàn dân. Những đối tượng trốn khai báo y tế phải xử lý nghiêm. Đề nghị các nhà mạng lớn (VNPT, Viettel, Mobifone) cắt thuê bao vĩnh viễn đối với các trường hợp cố tình trốn khai báo y tế (sau khi đã nhắn tin nhắc nhở).
Sáng 3/2, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo. Tại đây, các địa phương báo cáo về tình hình kiểm soát dịch bệnh và nêu các đề xuất, kiến nghị hỗ trợ.
Các trường hợp lây nhiễm đều không đeo khẩu trang
Tại cuộc họp, đại diện Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phòng chống Covid-19 cũng đã nêu nhận định về đặc điểm tình hình của đợt dịch này. Cụ thể, các trường hợp lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc gần (tiếp xúc trong gia đình, không gian kín); chu kỳ xoay vòng nhanh (3-4 ngày); tải lượng virus cao; (lây nhanh hơn, nồng độ virus mạnh hơn); đáng chú ý các trường hợp lây nhiễm đều không đeo khẩu trang;…
Nhìn chung công tác chống dịch tại các địa phương trên toàn quốc đã cơ bản bắt kịp tình hình dịch; tỷ lệ rủi ro dịch bệnh đã giảm xuống, trừ Bình Dương, Gia Lai (trước đây chúng ta mất 1 tuần mới bắt kịp tình hình dịch, bây giờ sau 3 ngày đã bắt kịp tình hình dịch).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội (Ảnh: VGP)
Các tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng cần thay đổi chiến lược, nâng các biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước, trong đó thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15/CT-TTg phù hợp cho từng địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao. Đến thời điểm hiện tại có thể yên tâm với tình hình các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội. Thời gian tới, đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành truy vết triệt để ngăn chặn dịch.
Ban Chỉ đạo đề nghị các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và một số tỉnh hiện đang có ca bệnh cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế triển khai các biện pháp truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng; chú trọng phong toả nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời.
Xác định các trường hợp F1 là trường hợp nhiễm bệnh, từ đó truy ra F2, coi F2 gần như F1 và vừa thực hiện truy vết đồng thời phải khoanh vùng ngay, khoanh vùng rộng và lấy mẫu toàn bộ người dân tại khu vực lây nhiễm cộng đồng; Tiến hành khoanh vùng hẹp hoặc nới lỏng khi tất cả các trường hợp đều âm tính;
Khuyến cáo mạnh mẽ, yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang; Hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; Tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu…
Các địa phương chủ động xây dựng phương án chống dịch; tổ chức diễn tập, tập huấn về công tác phòng chống dịch; sẵn sàng phương tiện, thuốc men, vật tư chống dịch, không để bị động, bất ngờ khi có ca bệnh trên địa bàn…
Về tình hình bệnh tại Gia Lai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, tình hình dịch ở Gia Lai tương đối phức tạp, đây là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc truy vết, theo dấu ca bệnh gặp khó khăn… Đây là khu vực cũng chưa bao giờ xảy ra dịch, nên kinh nghiệm, việc triển khai các biện pháp phòng chống có sự lúng túng; hệ thống y tế của địa phương còn yếu.
Ngay lập tức Bộ Y tế đã cử các đoàn vào cắm chốt tại Gia Lai. Sáng nay (3/2) Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng các chuyên gia của BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy vào hỗ trợ tỉnh. Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, Bộ Y tế sẽ điều thêm chuyên gia vào hỗ trợ điều trị, đồng thời tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm cho Gia Lai.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y cho biết lực lượng quân đội đã tổ chức 2 địa điểm cách ly tập trung tại Gia Lai. Lực lượng quân y trên địa bàn thường xuyên phối hợp với lực lượng y tế địa phương trong phòng chống dịch; khi cần thiết Cục Quân y sẽ tăng cường chuyên gia vào hỗ trợ truy vết,…
Đề nghị Chính phủ quy định bắt buộc khai báo y tế toàn dân
Ban Chỉ đạo yêu cầu tất cả người đi qua vùng dịch và đi từ vùng dịch về phải khai báo y tế. Những đối tượng trốn khai báo y tế phải xử lý nghiêm. Trước hết, đề nghị các nhà mạng lớn (VNPT, Viettel, Mobifone) cắt thuê bao vĩnh viễn đối với các trường hợp cố tình trốn khai báo y tế (sau khi đã nhắn tin nhắc nhở).
Đồng thời, Ban Chỉ đạo thống nhất đề nghị Chính phủ quy định bắt buộc khai báo y tế toàn dân.
PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết các ổ dịch liên quan đến Hải Dương, Quảng Ninh đã kiểm soát được. Nhấn mạnh nguy cơ dịch xâm nhập từ nhập cảnh vẫn rất cao, ông Phu lưu ý phải đề phòng, không quá lo lắng hay hoảng loạn, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. “Thực tế cho thấy đợt dịch này bùng phát là do nhập cảnh vào”, ông nói.
Đại diện nhóm chuyên gia khẳng định: “Tết Tân Sửu sẽ bình an trong điều kiện bình thường mới”.
- Về Nơi Thanh Tịnh Chùa Keo Hành Thiện
- Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
- Nam Định: Hội chợ Viềng
- Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
- 6 món bánh dân dã “thử một lần là nhớ một đời” của Nam Định
- Giao Thủy: Vùng quê làm đẹp… cô dâu
- Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
-
Bắt thanh niên Nam Định lên Lạng Sơn mua pháo lậu bán dịp Tết
-
Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định
-
TỔNG QUAN DỰ ÁN KĐT DỆT MAY NAM ĐỊNH
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ 22/4 đến 23/4
-
Nhân chứng kể lại phút xe con bị container đè bẹp khiến 2 trưởng phòng trường sư phạm tử vong
-
Ý Yên: Clip Dân vây đánh 2 thanh niên nghi trộm chó trốn dưới kênh nước
-
Nam Định: Mong người dân không quay lưng với thịt lợn
-
Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
-
“Tuyệt kỹ” phở Vân Cù Nam Định
-
Vay tiền gửi cho em ruột mua đất, chị gái sốc khi mắc lừa “hacker”
-
Chỉ đạo nổi bật: Rót 5.000 tỷ làm đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với vùng biển Nam Định
-
Hàng ngàn người chen chân về đền Trần trước giờ khai ấn
-
Đến Nam Định thưởng thức bún sung ấm áp vị đồng quê
-
Xe giường nằm 40 chỗ biển Nam Định nhét 72 người
-
Bún Giả Cầy Nam Định