Xã Hải Triều (Hải Hậu) hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá gắn liền với lịch sử phát triển và công cuộc khai hoang, lấn biển của người dân. Những năm gần đây, các bộ môn nghệ thuật, thể thao truyền thống như: hát chèo, cà kheo, kéo co, bơi lội, cờ tướng… luôn được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm khôi phục, tạo nền tảng cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

Đội cà kheo xã Hải Triều biểu diễn trong Ngày hội văn hoá – thể thao huyện Hải Hậu năm 2016.

Cà kheo lên bờ khó đi hơn ở dưới nước vì nền đất cứng, độ nguy hiểm lớn hơn, đòi hỏi người sử dụng phải dẻo dai và khổ công tập luyện. Từ công cụ gắn liền với cuộc sống đánh bắt cá, cà kheo đã trở thành một bộ môn nghệ thuật trong đời sống của các ngư dân ven biển. Sau những giờ lao động vất vả, các thành viên trong đội cà kheo tụ họp trên bãi biển để cùng tập luyện, sáng tạo ra những trò mới, vừa rèn luyện sức khỏe và mang đến niềm vui cho mọi người. Ðội cà kheo của xã thường xuyên biểu diễn phục vụ nhân dân trong những ngày hội làng, các dịp lễ, Tết. Ðặc biệt, trong Ngày hội văn hóa – thể thao huyện Hải Hậu được tổ chức hằng năm dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9, cùng với 2 đội cà kheo của các xã Hải Lý và Hải Ðông, đội cà kheo xã Hải Triều tham gia biểu diễn với nhiều tiết mục đặc sắc như: đánh đu, múa sư tử, đấu kiếm, chơi nhạc cụ…, tạo sự hứng khởi cho người xem.

Mặc dù hầu hết các đội, CLB nghệ thuật, thể thao dân gian hoạt động theo phương thức xã hội hóa, nhưng được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm hướng dẫn chuyên môn, tổ chức các cuộc thi, hội diễn nên đã tạo động lực để các đội, CLB duy trì hoạt động. Bên cạnh đó hệ thống NVH xóm của xã được xây dựng đồng bộ, đã tạo thuận lợi cho các đội, CLB văn nghệ, thể thao có địa điểm tập luyện. Hiện tại, cả 10 xóm trong xã đều thành lập được các tốp văn nghệ thường xuyên luyện tập, biểu diễn các loại hình nghệ thuật như: chèo, cải lương, nhạc kịch… CLB hát chèo xã được tái lập năm 2008, có 25 thành viên là tập hợp nhiều cá nhân là hạt nhân văn nghệ có khả năng sáng tác kịch bản, đạo diễn và biểu diễn. Nhiều “giọng hát hay, tay đàn giỏi” ở khắp các xóm như các anh, chị: Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Hoa, Ðỗ Thị Lương… từng nhiều lần đạt giải A tại các hội thi, hội diễn nghệ thuật cấp huyện. Những “diễn viên, ca sĩ, nhạc công” của CLB chèo Hải Triều đều là những “nghệ sĩ chân đất” nhưng điều đáng quý của họ chính là sự say mê với nghệ thuật. Ðến nay, CLB đã dựng và biểu diễn được nhiều vở chèo cổ với dàn kịch mục dày dặn, gồm các vở: “Quan Âm Thị Kính”, “Trương Viên”, “Tấm Cám”, “Gieo gió gặt bão”, “Quai đê lấn biển”… Hằng năm, ngoài phục vụ những dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị của quê hương, CLB cũng thường xuyên tham gia biểu diễn tại các đền, chùa ở địa phương như: chùa Nam Thiên, đền Trần. Ở Hải Triều, từ lâu, cờ tướng đã trở thành môn thể thao ưa thích của người dân nơi đây. Trước kia, những người đam mê cờ tướng ở địa phương thường xuyên chơi cờ bên các quán nước vỉa hè, gốc đa, gốc gạo. Ngày nay, cứ vào buổi chiều muộn, tại NVH các xóm, gần chục bàn cờ tướng của người cao tuổi lại được mở ra tranh tài với sự tham gia cổ vũ của đông đảo người dân.
Tham gia chơi cờ tướng, mọi người không chỉ giải tỏa được mọi mệt nhọc sau công việc đồng áng, học hỏi nhiều thế cờ hay mà còn chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nuôi dạy con cái thành đạt nên mỗi buổi sinh hoạt đều thu hút rất đông các cờ thủ tham dự. Cùng với bộ môn cờ tướng, kéo co là môn thể thao dân dã có từ hàng trăm năm trước ở Hải Triều, đến nay, bộ môn thể thao dân gian này vẫn được đông đảo nhân dân yêu thích. Xã có 1 đội kéo co nam với số lượng từ 20-30 người, tập hợp những thanh niên trai tráng có sức khoẻ, dẻo dai thường xuyên luyện tập, thi đấu trong các dịp lễ hội trong và ngoài xã. Tham dự Ngày hội văn hoá – thể thao huyện Hải Hậu những năm gần đây, đội kéo co Hải Triều đã xuất sắc giành được nhiều thành tích cao như: Giải nhì năm 2015, giải ba năm 2016.
Ðể tiếp tục khôi phục và phát huy các loại hình nghệ thuật, thể thao truyền thống, Ðảng uỷ, UBND xã Hải Triều cần thường xuyên quan tâm tổ chức hội thi, hội diễn, giao lưu văn hoá, văn nghệ, TDTT; có cơ chế hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị, động viên, khuyến khích các đội, CLB nghệ thuật hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân./.
Bài và ảnh: Khánh Dũng – Baonamdinh.vn
- Ông cụ hát nhép rong kiếm bộn tiền tại chợ Viềng xuân Nam Định gây sốt vì trí nhớ siêu phàm
- Chùm ảnh ấn tượng về cô giáo Siêu Mẫu tại Nam Định 2
- Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
- 1000 Lý Do Các Bậc Phụ Huynh Cấm Yêu Người Nam Định !
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
- Xinh đẹp và sexy đã đành, loạt mỹ nhân này còn có học vấn ‘khủng’ bác bỏ định kiến ‘chân dài não ngắn’
- Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Nói thêm về Dự án bệnh viện đa khoa 700 giường tại Nam Định
-
Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất
-
Tránh ô tô tải sang đường, xe khách tuyến Nam Định-Lào Cai lao thẳng vào quán cơm
-
Thâm nhập “thủ phủ” xe tự chế Nam Định
-
Ý Yên: Ăn tiết canh lợn nhà nuôi, người đàn ông bị liên cầu khuẩn suýt chết
-
Nam Định: 48 công nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm
-
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các đơn vị sự nghiệp – ghi nhận tại Nam Định
-
FPT shop Nam Định mừng sinh nhật 2 Tuổi
-
Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
-
Biến lớn tại Ngã 6 Nam Định
-
Bún Giả Cầy Nam Định
-
Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
-
Nam Định: Đường ngừng thi công giữa chừng, dân thấp thỏm lo tai nạn
-
40 năm thành lập Trường THPT Nguyễn Khuyến – Nam Định
-
Lãnh đạo Quất Lâm nói về “phố nhạy cảm”: Có ai phấn đấu làm mại dâm?