Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và tục thờ Mẫu, nghệ thuật hát văn gắn liền với nghi thức hầu bóng, lên đồng trong những lễ hội lớn của Nam Định.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các đền, phủ thờ Mẫu, thờ Đức thánh Trần tại Nam Định lại tưng bừng tiếng đàn, nhịp phách với những giai điệu hát văn ngọt ngào, sâu lắng. Trải qua bao thăng trầm, nghệ thuật hát văn vẫn duy trì, phát huy được những nét tinh hoa trong thực hành nghi lễ chầu văn của người Nam Định.
Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và tục thờ Mẫu, nghệ thuật hát văn gắn liền với nghi thức hầu bóng, lên đồng trong những lễ hội lớn của Nam Định. Các điệu hát văn thường kể lại sự tích, ca ngợi các vị thánh, những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của các vị anh hùng được nhân dân tôn thờ. Do đó, có thể ví hát văn như một dạng kể sử thi của người Việt.
Không chỉ đặc sắc, ý nghĩa về nội dung ca từ, nghệ thuật chầu văn Nam Định còn đa dạng hình thức biểu hiện như: Hát thờ, hát cửa đền, hát hầu đồng và hát thi. Trong đó, Hát thờ thường vào những ngày lễ tiết, tiệc thánh và hát trước khi vào các giá văn lên đồng. Còn hát cửa đền lại thường diễn ra tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, lễ hội. Hát hầu được sử dụng trong nghi lễ chầu văn hầu bóng theo tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ.
Theo NSƯT Bích Thục thì hát văn Nam Định có một phong cách riêng, đó là lối hát thiên về chất giọng hoang sơ, thô mộc, giản dị, đúng theo lề lối cổ: “Khi mình dằn, mình nhấn, từ những chữ a, â rồi đến bắc cầu sang í, i, có cái nẩy khác, những hơi hạt khác và có độ dung, ngân. “Về đây em cấy, anh trồng vòng ngô, bãi lạc nương bông, nầy mầm 3 mùa” của Nam Định là hát như vậy. Nhưng có những nơi họ hát phóng khoáng hơn mà họ cho mình hát như vậy kỹ quá”.
Xem chi tiết tại đây:
Hầu hết các giá văn cổ được lưu truyền trong dân gian ở thể thơ lục bát, song thất lục bát. Làn điệu của hát văn phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm như Bỉ, Miễu, Phú, Vãn, Dọc, Cờn, Dồn… Tùy theo từng lễ hội mà các nghệ sĩ Nam Định sử dụng lối hát cho phù hợp. Chẳng hạn, lối hát Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, để hát trước khi vào một bản văn thờ hoặc văn thi. Còn Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các nữ thần…
Gần 50 năm trải lòng qua những điệu hát văn ngọt ngào, cung văn Nguyễn Văn Thanh cho biết, từ những bài văn cổ, các nghệ sĩ Nam Định đã dàn dựng, phát triển được 15 giá hầu đồng. Mỗi điệu chầu văn đòi hỏi một kỹ thuật riêng nhưng điểm chung của hát văn là thường sử dụng đảo phách tạo nên không khí kỳ bí, linh thiêng: “Hát câu văn là phải hát làm sao cho người hầu có cảm giác là có thánh, câu văn cất lên phải linh thiêng thì người hầu mới cảm nhận và hầu nghiêm trang được về việc thánh, việc mẫu. Tiết tấu và lời hát làm sao hát cho óng chuốt, người ta nghe thấm thía”.
Ngoài hát văn hầu thánh, gắn liền với không gian biểu diễn trước điện thờ, ở Nam Định, không gian biểu diễn của hát văn được mở rộng. Hát văn có thể tách rời hầu bóng, trở thành loại hình biểu diễn độc lập, xuất hiện trên những sân khấu lớn hoặc những sinh hoạt cộng đồng khác. Vì thế, lời văn cũng được sáng tác mới cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và nhu cầu thưởng thức của người dân. Có thể là những bài ca ngợi về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi mùa xuân, vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đó là sức sống mới của loại hình nghệ thuật hát văn trong cuộc sống hiện nay.
Đầu xuân trẩy hội Phủ Dầy – trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ chầu văn tiêu biểu của Nam Định, du khách sẽ được thưởng thức những giai điệu lắng đọng, cảm nhận những nét tinh hoa của nghệ thuật hát văn, một di sản văn hóa tâm linh của dân tộc.
Theo: Hồng Bắc – VOV
- Chùm ảnh cuộc sống yên bình của vùng quê Hải Hậu
- Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
- Cô gái Nam Định lột xác từ vịt hóa thiên nga vì chồng quá đẹp trai
- Nam Định: Cây khế cổ thụ trăm tuổi giá gần nửa tỷ đồng đẹp miễn chê
- Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông của chàng trai học kiến trúc mê hoa
- Xuân Trường: Triệu phú từ cây lúa
- Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
- 5 CSGT rượt bắt thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường
- Ô nhiễm môi trường từ các điểm tập kết than trái phép tại Nam Định
- Đại nhạc hội ‘Quất Lâm biển gọi 2016’ ngập tràn âm nhạc và ánh sáng
- Tin mới nhất vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ: Tạm đình chỉ công tác 2 nữ giáo viên
- Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
- Cháy quán karaoke ở Quất Lâm – Nam Định, nhiều người bỏ chạy thoát thân
- Nam Định: Nghi án xã bao che trưởng thôn lạm quyền
- Tiếp vụ chim Lạc bay chúc đầu ở Nam Định: Chưa có hướng giải quyết
- Lừa đảo gần 40 tỷ đồng, nguyên Kế toán trưởng lĩnh án chung thân
- Vụ nữ sinh lớp 10 tử vong dưới mương nước: Chuyển Công an tỉnh Nam Định điều tra
- Chiêm ngưỡng cây cảnh độc đáo giá bạc triệu ở phiên chợ bán rủi cầu may đầu năm
- Nam Định: Va chạm, xe trộn bê tông ‘nằm ngửa’ dưới mương nước
- Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
- Múa rối Đầu Gỗ – Nét văn hoá đặc sắc trong lễ hội chùa Đại Bi
- Nam Định: GĐ kho bạc ra văn bản bất thường, bị cấp trên ‘tuýt còi’