Vùng Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định là một trong những nơi còn nguyên những nét đặc trưng của làng chài ven biển với nghề đánh cá gần bờ. Không tàu lớn, thuyền to, người dân ở đây vẫn đang ngày đêm bám biển trên những chiếc “mủng” (cách gọi thuyền nhỏ) truyền thống để nuôi sống gia đình. Nguy hiểm và bấp bênh, có những người giàu lên nhưng cũng có những người mãi mãi không bao giờ trở lại.

Những chuyến ra khơi có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Đôi khi là lúc trời còn tối. Lênh đênh giữa mặt biển chỉ một màu đen, nguồn sáng duy nhất chỉ là chiếc đèn pin trên đầu, họ tìm đường hầu hết dựa vào kinh nghiệm.

Khó khăn, nguy hiểm là vậy, nhưng mỗi ngày ở làng chài ven biển này hàng trăm ngư dân vẫn đưa thuyền ra khơi, hiên ngang đối đầu với sóng gió.

Trên biển, số phận của người ngư dân đặt cả vào những chiếc mủng bé nhỏ. Nếu thời tiết xấu, biển động mạnh, sóng có thể nhấn chìm chúng bất cứ lúc nào.

Anh Điệp vừa tát nước ra khỏi thuyền vừa tâm sự: “Chuyện ngập nước này là bình thường ấy mà, có khi sóng còn đánh lật thuyền. Lúc ấy thì chỉ có chờ các thuyền khác tới cứu…”.

Mỗi lần ra khơi, người ngư dân thả hàng trăm mét lưới xuống biển, tuy nhiên do không được trang bị những thiết bị hiện đại như rada, máy tầm ngư định vị nên tất cả đều phải nhờ vào kinh nghiệm và may mắn. Những hôm đánh bắt được ít, thu nhập còn không đủ để trả tiền dầu máy.

Điện thoại di động dùng để liên lạc với những người bạn trên biển, báo những nơi có đàn cá hoặc khi gặp sự cố bất ngờ, cùng với chiếc đèn pin đội đầu là những vật bất ly thân đối với một người đi biển. Tất cả đồ dùng quan trọng này được bảo quản trong một chiếc hộp nhựa. Mỗi người ngư dân đều có riêng một chiếc hộp cho mình.

Sau mỗi chuyến ra khơi, lưới thường bị hỏng hoặc rách và cần được vá lại. Đôi tay rắn rỏi của người đàn ông phút chốc lại vô cùng khéo léo trong việc này.

Công việc hoàn tất khi lưới được xếp gọn gàng lên thuyền để chuẩn bị cho chuyến đi sau.

Vất vả và mạo hiểm trên biển để đổi lấy thành quả.

Những tiểu thương đợi sẵn ở bờ biển để thu mua hải sản ngay khi thuyền về bến. Sau đó, họ bán lại ở các chợ hoặc nhà hàng với giá cao hơn.
Theo báo LaoDong
- Lâu đài lạ nhất thành Nam của ông trùm Long Châu Giang
- Điều cay đắng tại vườn cây 2.000 tỷ đồng của Trầm Bê
- Đền, chùa Thọ Tung Nam Trực Nam Định
- Gạo Tám Hải Hậu và câu chuyện thương hiệu gạo Việt
- Kỳ Duyên hồi hộp khi chuẩn bị tham dự Tuần lễ thời trang Paris
- Tổng quan du lịch Nam Định
- Làng xưa Nam Định – P.3
-
Ấm lòng bát phở 5000 ở Thành Nam
-
Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
-
Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
-
9x Nam Định-Chủ mưu 23 vụ lừa bán bạc giả tại các tiệm vàng
-
TRÊN 2 TỶ USD ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NAM ĐỊNH 1
-
Nam Định: Quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa
-
Nam Định: Người phụ nữ “hốt” bạc tỷ nhờ nuôi côn trùng
-
Giúp việc trộm 100 triệu của chủ để mua xe cho con
-
Ý Yên: Ăn tiết canh lợn nhà nuôi, người đàn ông bị liên cầu khuẩn suýt chết
-
Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
-
Nam Định: Sinh con thứ 3 phải nộp phạt mới được làm giấy khai sinh
-
Xuân Trường (Nam Định): Cây Gạo 250 năm tuổi được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Vụ giang hồ bắn nhau khiến người đi đường tử vong?
-
Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
-
Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia