Người dân ở xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) đang bàn tán xôn xao chuyện một số ‘nông dân’ trên địa bàn bỏ ra 20,2 tỷ đồng mua lại hơn 10ha đất nông nghiệp.
Theo tìm hiểu của PV, tại xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) có 6 hộ dân đã mua lại đất của 71 hộ dân ở xóm 6 và xóm 8.
Những hộ dân này đã mua lại đất nông nghiệp của người dân với giá 72 triệu đồng/sào (tương đương 200 nghìn đồng/m2). Với tổng diện tích 10,1 ha, 6 hộ dân phải bỏ ra 20,2 tỷ đồng để trả cho người dân. Trung bình mỗi hộ “đầu tư” từ khoảng 3 tỷ đồng để gom đất lúa.

Khu vực đất nông nghiệp mà sáu hộ dân bỏ hơn 20 tỷ mua lại của người dân.
Một số hộ dân ở xóm 8, xã Nghĩa Minh cho biết, đầu năm 2016, cán bộ xã vào vận động người dân bán đất nông nghiệp tại đồng Đông. Vì sản xuất nông nghiệp những năm qua tại địa phương không đạt hiệu quả nên khi cán bộ vận động, người dân đồng ý ngay.
“Tuy nhiên, chúng tôi không hiểu mấy hộ dân ấy lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để thu mua đất nông nghiệp. Nghe đâu họ mua lại ruộng để trồng lúa giống, chúng tôi thấy có gì đó không ổn vì khu vực này ngay sát công ty Da giày đang hoạt động. Không biết các hộ ấy có mạo hiểm quá không?”, bà V.T.M., ở xóm 8 chia sẻ.
Theo ông Vũ Duy Hải – cán bộ địa chính xã Nghĩa Minh, sau khi thỏa thuận mua lại ruộng của người dân xóm 6 và xóm 8, hai bên làm hợp đồng mua bán, ký kết nhận tiền trước sự chứng kiến và xác nhận của chính quyền địa phương.
Trao đổi với báo Người Đưa Tin, ông Trịnh Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) xác nhận vụ việc trên. Ông Tuấn cho biết: “Đầu năm 2016, một bộ phận các hộ có ruộng ở khu vực đồng Đông không mặn mà trong sản xuất nông nghiệp, vì giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, giá trị sản xuất trên đất canh tác thấp, nên đã tự chuyển nhượng đất nông nghiệp cho 6 hộ dân có nhu cầu, điều kiện trên địa bàn xã”.
Khi được hỏi về mục đích của các hộ dân gom số lượng lớn đất nông nghiệp, ông Trịnh Minh Tuấn cho rằng: “Sau khi mua lại hơn 10 ha đất nông nghiệp của người dân xóm 6 và xóm 8 tại cánh đồng Đông, 6 hộ dân trên này phối hợp với công ty TNHH Toản Xuân (ở xã Yên Lương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) triển khai mô hình sản xuất lúa giống, bắt đầu từ vụ xuân 2017”.
Theo (người đưa tin)
- Nam Định: Một năm làm muối được 4 triệu đồng ….
- Sôi động lễ hội mừng Tết Độc lập tại Nam Định
- Chỉ 100k, 9X Nam Định gợi ý mâm cơm cả tuần đuề huề, chồng phải bảo “vợ nấu ít thôi”
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Đền, chùa Thọ Tung Nam Trực Nam Định
- Trường Nguyễn Khuyến – Kiến trúc lạ nhất Thành Nam
- Trung Thu Tại Nam Định – Có nên đổi mới ?
-
Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
-
Đi chợ Viềng “mua” lộc đầu năm
-
Những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại Nam Định
-
Giới thiệu về nhà thờ Giáo Xứ Đền Thánh Trung Lao
-
Vụ móng trụ đường dây 220kV làm bằng bê tông trộn đất: Sẽ đập bỏ toàn bộ
-
Nam Định: Bị container cuốn vào gầm, nam thanh niên 9X tử vong tại chỗ
-
Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Dục – Nghĩa Hưng Nam Định
-
Lễ rước nước, tế cá tại hội đền Trần Nam Định 2017
-
Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu
-
Tân Hiệp Phát có “gọt chân cho vừa giày”?
-
Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Kỷ Hợi(Nam Định): Cán bộ “ném tiền, cướp lộc” sẽ bị phê bình
-
Nam Định: Cha bỏng nặng, con tử vong vì con trai đổ xăng châm lửa tự thiêu
-
Nam Định phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
-
Chè thái, quà vặt Nam Định
-
Điểm cầu Lê Hồng Phong-Nam Định rạo rực chờ đón CK Đường lên đỉnh Olympia