Đoạn đường chạy qua La Xuyên và Ninh Xá (Ý Yên – Nam Định) hiện được nhiều người biết đến với những căn hộ, trụ sở bày biện các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ không khác gì biệt thự. Nhiều người mệnh danh khu phố nghề gỗ tại đây là “phố biệt thự” của Nam Định.
Theo lịch sử của làng, La Xuyên và Ninh Xá là các làng nghề đã có tuổi đời hàng nghìn năm với nhiều thợ giỏi tham gia xây dựng các cung thất, đền đài cho các triều đại phong kiến.
Sản phẩm đồ gỗ của làng phong phú và thông dụng như Đồ gỗ nội thất, Bàn ghế gỗ, tủ gỗ, Đồ thờ, Bàn thờ, sập thờ, tủ thờ, hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối, hương án, tượng, cửa, cửa võng, sập gụ, tủ chè….
Nguyên liệu để chế tác thành những sản phẩm phục vụ trưng bày, trang trí, sinh hoạt của con người chính là những loại gỗ quý như Lim, Pơ mu, Lim vân, Trắc, Lát, Gụ hương, Mun…
Theo đó, giá của mỗi bộ sản phẩm có thể dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng.
Điều đáng nói, gần 2km đường qua địa phận hai làng La Xuyên và Ninh Xa, nhiều căn nhà cao tầng, trang trí đẹp mắt mọc lên san sát, tất cả đều chế tác hoặc bày bán các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ.
Theo chủ doanh nghiệp Trường Nguyên, nghề chạm khắc gỗ cũng lắm công phu, không phải ai cũng làm được, nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có năng khiếu, có ý tưởng, có bàn tay khéo léo và kỹ thuật cao. Có như thế thì những miếng gỗ sần sùi mới biến thành các hình khối mang cái hồn, cái thần thái của sản phẩm.
Cũng theo nhiều nghệ nhân tại đây, quy trình sản xuất kéo dài qua nhiều công đoạn. Bắt đầu từ những khối gỗ to, nhỏ, người nghệ nhân phải đo đạc, định hình sản phẩm, tính toán sao cho vừa hợp lý lại vừa kinh tế.
Công việc của người thợ chạm thì công phu hơn, họ chế mẫu can hình, đóng nhận để định hình, để xác nhận phần gỗ bỏ, rồi đục, gọt nhẵn, nạo, tỉa tách và đánh bóng…mỗi công đoạn này đều đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề điêu luyện, đôi mắt tinh và trí sáng tạo mới có thể làm nên được những sản phẩm rất tinh tế này.
Nghề chạm cũng đòi hỏi sự kiên trì của người thợ, họ phải cặm cụi tối ngày, tỉ mẩn bóc tách ra những phần gỗ thừa, tạo ra những hình ảnh hoa lá, chim muông cỏ cây sống động, tinh xảo… Sự thông minh, ứng biến linh hoạt của những người thợ vô cùng quan trọng, điều đó có thể tạo ra một sản phẩm tinh tế mang tính nghệ thuật bởi người thợ cũng như là một hoạ sĩ, nhưng tạo hình trên những khối gỗ thì còn khó hơn nhiều.
Khâu cuối cùng là đánh bóng, đây là một công việc nhẹ nhàng nhưng nó đòi hỏi một kỹ thuật, một ngón nghề riêng của mỗi người thợ.
Sau đây là một số hình ảnh về khu “phố biệt thự” này:
vnexpress
- Đám cưới cực độc với đoàn xe Dream II Giao Thủy Nam Định
- Người mẹ nuôi xích 5 đứa con điên loạn
- Ngỡ ngàng cây Bồ Đề hơn 800 trăm tuổi tại Nam Định
- Nộm rau câu Giao Thủy
- Hải Hậu: Làng kèn đồng Phạm Pháo
- Kỳ Duyên nói gì về Hoa hậu Mỹ Linh, cặp đại gia và bị khán giả quay lưng?
- Nam Trực: Làng nghề khăn xếp độc nhất vào vụ Tết
- Nam Định hướng tới mục tiêu Công an chính quy tại 100% xã
- Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
- Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
- Hoa hậu Kỳ Duyên đánh mất những gì sau scandal hút thuốc?
- Đậu hoa Thành Nam – Giải nhiệt cùng mùa hè
- Nam Định: Truy tìm nhóm côn đồ cầm kiếm tự chế vào nhà dân đập phá tài sản
- Lạnh người lời khai của nghịch tử dùng chất kịch độc giết cha và hàng xóm
- Đại sứ Mỹ đội nắng, lội ruộng cùng nông dân Nam Định
- Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại Nam Định
- Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
- Tin mới nhất vụ cô giáo dùng dây cột bé trai 4 tuổi vào cửa sổ: Tạm đình chỉ công tác 2 nữ giáo viên
- Nam Định: Bé gái bị tàu đâm tử vong khi băng qua đường sắt đi đón em
- Làng nghề nước mắm Sa Châu Nam Định
- Chuyện thật như đùa ở Nam Định: Người sống nhận lương hưu của người chết suốt 5 năm
- Trốn nã do trộm… dê