Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hà Nội quyết định giãn cách toàn thành phố từ 6h sáng 24/7.
Hà Nội quyết định cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 6h00 ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn Thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Toàn hệ thống chính trị và chính quyền các cấp xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là cấp bách hàng đầu; dừng tất cả các hoạt động, cuộc họp chưa cấp thiết; các cuộc họp cần thực hiện thì tổ chức họp trực tuyến; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai kịp thời, hiệu quả các nội dung của Chỉ thị này và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thành phố, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thông báo công khai số điện thoại trực đường dây nóng và trực phòng chống dịch để người dân biết liên hệ; tổ chức trực ban 24/7 đảm bảo kịp thời giải quyết các công việc cấp bách trong mọi tình huống.
Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.
Yêu cầu đối với người dân:
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác…
Trường hợp người dân khi di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.
Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch”; ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này vô cùng quan trọng, để cùng cộng đồng, chính quyền các cấp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.
Đề nghị mỗi người dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết, Nhân dân không cần thiết tích trữ hàng hóa. Ra ngoài đường khi không cần thiết trong lúc này có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Đồng thời các hộ gia đình, Ban quản lý các tòa nhà chung cư, các nhà máy, cơ sở sản xuất tăng cường công tác kiểm tra các thiết bị điện, các thiết bị PCCC đảm bảo không để xảy ra các sự cố chập điện, cháy nổ.
Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ:
Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.
Yêu cầu đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng trọng điểm cấp bách:
– Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp phải đảm bảo đăng ký hoạt động sản xuất với UBND xã, phường, thị trấn (số lượng, danh sách lao động, phương án đảm bảo sản xuất an toàn phòng chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất) và đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị.
– Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.
Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt. Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất.
UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với MTTQ, Liên đoàn lao động tại cơ sở, chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu cho công nhân.
– Các công trình xây dựng trọng điểm cấp bách: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố xem xét cho phép hoạt động để đảm bảo tiến độ và phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch bệnh.
Yêu cầu đối với các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn:
Đối với các cơ quan, công sở, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (trừ các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách, quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các lực lượng và các hoạt động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.
Yêu cầu đối với hoạt động vận tải:
Dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ô tô, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”); trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Công tác vận tải hàng hóa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên “luồng xanh” vào Thành phố).
Đối với hoạt động giao thương, cung ứng hàng hóa thiết yếu, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất:
Tăng cường khai thác các nguồn hàng, đảm bảo lưu thông thông suốt nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân cũng như nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất không bị đứt gãy.
Sở chỉ huy của Thành phố, các sở, ngành, địa phương:
Thành lập Sở Chỉ huy Thành phố đặt tại trụ sở UBND Thành phố để trực tiếp chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch thông qua hệ thống giám sát trực tuyến 24/7 và chế độ thông tin, báo cáo.
Sở Chỉ huy Thành phố do Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo toàn diện; các Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành theo khối, lĩnh vực và các nhiệm vụ được phân công.
Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn thành lập và trực tiếp chỉ đạo Sở Chỉ huy thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách để chỉ đạo công tác phòng chống dịch và tổ chức triển khai Chỉ thị này đảm bảo chế độ báo cáo đầy đủ kịp thời với Sở Chỉ huy Thành phố theo quy định.
Sở chỉ huy các cấp, ngành, địa phương gửi Kế hoạch thực hiện Chỉ thị đã ban hành và phân công thành viên, đầu mối liên hệ, báo cáo Sở Chỉ huy Thành phố trước 12h00 ngày 24/7/2021.
Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 29/4, Hà Nội có tổng 666 ca, trong đó 415 ca ngoài cộng đồng, 251 người đã được cách ly tập trung. Tính riêng từ ngày 5/7 đến tối 23/7 có 397 ca.
Sở Y tế Hà Nội xác định được 10 chùm ca bệnh, trong đó nhiều chuỗi lây nhiễm chưa xác định được nguồn lây. Đặc biệt, những ngày qua, thành phố phát hiện 13 ca Covid-19 qua xét nghiệm sàng lọc người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Từ 13 người này phát sinh thêm 30 F1 thành F0.
Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Hà Nội kêu gọi và đề nghị người dân nâng cao ý thức, khai báo y tế thường xuyên, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đặc biệt những trường hợp ho, sốt, khó thở. Từ những ca chỉ điểm này, thành phố kịp thời truy vết sớm, khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh.
“Mỗi người dân, kể cả đã khai báo y tế, khi có triệu chứng cần khai báo cập nhật ngay lên hệ thống để được xét nghiệm, kiểm tra và hướng dẫn theo dõi sức khỏe. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng giúp ngành Y tế tổ chức sàng lọc, xét nghiệm sớm để phát hiện ca mắc. Đây không chỉ là cách để bảo vệ chính mình mà còn là bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng”, Chủ tịch Hà Nội nói.
Trước đó, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngày 18/7, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công điện hỏa tốc số 15, yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Thành phố dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về.
Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ người dân chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn còn hiện tượng tập trung đông người.
Đến ngày 21/7, UBND TP tiếp tục ban hành Công điện hỏa tốc số 16, yêu cầu từ 0h ngày 22/7, cách ly tập trung tại các địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn thành phố đối với toàn bộ người về từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội, trừ các lực lượng phục vụ công tác phòng chống dịch; công tác công vụ đảm bảo các yêu cầu, quy định phòng chống dịch được cấp thẩm quyền cho phép.
- Ông cụ hát nhép rong kiếm bộn tiền tại chợ Viềng xuân Nam Định gây sốt vì trí nhớ siêu phàm
- Cô gái “vàng” vật lý đưa phở Nam Định vào bài luận MIT như thế nào?
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
- 5 ngôi đền, chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm
- Về làng Giao Cù ăn phở Cồ
- Cô gái quê Nam Định sở hữu vòng eo 58cm đang khiến dân mạng ‘phát sốt’
- Tổng hợp hình ảnh, video trung thu tại Nam Định 2017
- Gạo tám Hải Hậu Nam Định
- Nước mắm Giao Châu
- Doanh nhân Thành Nam “thăm hỏi và san sẻ cùng những người vô gia cư”
- [Official MV] Em Có Về Nam Trực Quê Anh – Sao Mai Ngọc Ký
- Đặc sản thôn quê Nam Định: Gạo Tám xoan Hải Hậu chính hiệu
- Cá voi dạt vào bờ được đưa lại biển – Nam Định
- Nhà thờ cổ hơn 130 tuổi tại Nam Định tan hoang sau vụ hỏa hoạn giữa đêm
- Trót “ăn bánh trả tiền”, người đàn ông “tặng” vợ căn bệnh hiếm gặp
- Nam Định chuẩn bị đón bằng UNESCO về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ
- Vụ cháu bé 20 ngày tuổi bị sát hại: Người xem bói cho bà Phạm Thị Xuân nói gì?
- Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội
- Phát hiện xác chết không đầu tại Đê Nam Định
- Nam Trực: Đường quê, giữa nắng vẫn… ngập
- Tin bão số 3 mới nhất: Tâm bão trên biển Nam Định, Quảng Ninh
- Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2016