Nam Định cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hướng đến trình độ sản xuất cao hơn, phát triển nông nghiệp phải gắn với thị trường trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nam Định cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hướng đến trình độ sản xuất cao hơn. Ảnh: Vũ Văn Đạt/TTXVN
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X), nông thôn Nam Định đã phát triển theo hướng hiện đại, sáng – xanh – sạch – đẹp, điều kiện sống và làm việc của người dân ngày càng tốt hơn.
Các nhu cầu về giao thông, điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân được đáp ứng. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao. Năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng.
Cùng với việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, Nam Định đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc chất lượng nông sản; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được củng cố, hoàn thiện.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và thu hút đầu tư vào địa bàn nông thôn đạt kết quả khá. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn Nam Định năm 2018 tăng 3,5 lần, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm còn 1,44 lần (giảm 0,3 lần), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,91% (giảm 3,4 lần) so với năm 2008.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan, trong bối cảnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các nông sản của tỉnh phải cạnh tranh quyết liệt với nông sản nhập khẩu… Để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, kinh tế nông nghiệp Nam Định sẽ chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Nam Định cũng chú trọng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, Nam Định sẽ tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất để theo kịp và hỗ trợ lực lượng sản xuất. Tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, các thiết chế văn hóa theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống người dân.
Nam Định đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh nông thôn mới. Giai đoạn 2018 – 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 2 – 2,5%/năm. Năm 2030, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 75%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,8 lần so với năm 2017.
Cùng với nâng cao đời sống vật chất, người dân nông thôn Nam Định sẽ được thụ hưởng đầy đủ các thành tự về văn hóa tinh thần, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chính sách xã hội…
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho hay, từ thực tế ở Nam Định và các địa phương trong cả nước có thể khẳng định, Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là hợp lòng dân, tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Mười năm qua, nông thôn Nam Định đã thay da đổi thịt từng ngày và đang tiếp cận đến nông thôn phát triển ở trình độ cao hơn.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mỹ Lộc – Nam Định. Ảnh: Vũ Văn Đạt/TTXVN
Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị, Nam Định cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hướng đến trình độ sản xuất cao hơn. Cùng đó, phát triển nông nghiệp phải gắn với thị trường trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Để tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, địa phương phải tạo môi trường thuận lợi, có chính sách khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nền nông nghiệp toàn diện, theo hướng điện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng đô thị mới văn minh, hiện đại. Đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn./.
Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
- Làm giàu ở nông thôn: Rắc muối “thả thính” cá bớp “bốn mắt”, thu trăm triệu/năm
- Những kỷ vật thời chống Pháp của Nhà máy Dệt Nam Định
- Hải Hậu: Hạt Muối Quê Tôi Bước Vào Trong Thơ Ca
- Nữ sinh Ngoại thương giấu bố mẹ để đi thi điện ảnh
- Nam Định: Con dâu mất việc mẹ chồng khinh ra mặt
- Làng Hành Thiện ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư
- Kỳ Duyên tiết lộ về hành trình ‘vượt qua những ngày đen tối trong cuộc đời’
-
Vụ ‘Lấp sông tưới tiêu để làm dự án’ ở Nam Định: Đề nghị điều chỉnh thiết kế
-
Thi thể phụ nữ trôi sông mất đầu và một cánh tay
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
-
Tích súng, lựu đạn để buôn bán ma tuý
-
Nam Định: Kinh hãi xác lợn chết nổi lềnh phềnh đầy sông, ngay trước nhà bí thư
-
Kẻ giết người tìm lối về trong trang sách hướng thiện
-
Bão số 1 càn quét: Thổi bay hàng ngàn tỷ, 2 người chết
-
Vẻ đẹp của đất và người Nam Định
-
Hơn 410 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị Dệt may Nam Định
-
Trên đường đi học, nam sinh bị chó dữ tấn công phải khâu hơn 20 mũi ở mặt
-
Cận Tết, Nam Định bắt vụ vận chuyển 45 kg ma túy đá và 30 bánh heroin
-
Ngân sách Nam Định suýt mất oan gần 350 triệu đồng
-
Ông Đinh La Thăng: ‘Tớ là Bí thư to nhất TP mà cậu có chạy tới đâu?’
-
Nam Định: Sinh viên điều dưỡng kêu trời vì ảnh kỷ yếu thảm họa