Nam Định có nhiều món ngon nhưng phở luôn là đặc sản được nhắc đến đầu tiên ở thành Nam. Và nếu bạn hỏi người dân Nam Định, ai cũng nhắc đến hai hàng phở gia truyền nổi tiếng khắp xa gần. Đó là phở Đán và phở cụ Tặng.
Quán đầu tiên ngon nổi tiếng phải nói tới Phở Đán. Ngày trước quán nằm ở số 128 Hai Bà Trưng nhưng nay đã chuyển về số 142 đường Bắc Ninh kéo dài. Phở ở đây phải nói là ngon có tiếng từ mấy chục năm nay.
Nước dùng rất trong, thơm và ngọt đậm đà, vị ngọt tiết ra từ thịt bò, từ xương chứ tuyệt nhiên không phải kiểu ngọt lợ lợ của mỳ chính hay gia vị cho thêm, thịt bò mềm, tươi và thơm, giá cả lại rất phải chăng, phục vụ ân cần, mến khách.
Phở Đán có hai loại phở chính là phở bò (tái, chín) và phở gà. Thời còn bán ở phố Hai Bà Trưng, Phở Đán không có bảng hiệu nhưng vẫn rất nổi tiếng. Thực khách xa gần không ai bảo ai mà vẫn tìm đến rất đông. Bây giờ chuyển đến địa chỉ mới, phở Đán vẫn “lặng lẽ” nhưng vẫn đầy sức hút như thế.
Tất cả chỉ có một miếng bìa các tông với dòng chữ viết nguệch ngoạc tên quán treo trên cành cây trước cửa mà thực khách vẫn kéo đến chật kín. Không ai bảo ai nhưng tất cả đều có cảm giác chờ đợi, mong ngóng giống nhau mỗi buổi sáng mai.
Họ đến đây không chỉ để ăn phở như một món điểm tâm, lót dạ thông thường mà là để thưởng thức, để cảm nhận cái hồn cốt, tinh hoa của món ăn mà mỗi khi nhắc tới những món ngon của Nam Định, không ai quên được.
Cũng nổi tiếng vào loại nhất nhì trong các quán phở ở thành Nam còn có phở cụ Tặng ở 23 phố Hàng Tiện. Quán nhỏ, chỉ chừng 17-18m2, chỉ đặt được vài chiếc bàn nhỏ, khách lúc nào cũng đông kín và thường xuyên phải chờ đợi tới lượt mình.
Chủ quán là chị Lê Thị Thu Hà, cháu ngoại của cụ Tặng, truyền nhân nghề phở gia truyền đời thứ 3. Phở cụ Tặng nổi tiếng với hai món phở là phở bò áp chảo và phở bò sốt vang. Điểm đặc biệt là miếng thịt bò ở đây được thái hình chữ nhật thành từng khúc dày nhưng ăn thì rất mềm, dễ nhai chứ không dai mà lại không phải là do ninh nhừ. Cho tới giờ đó vẫn là bí quyết gia truyền của hàng phở nổi tiếng này.
Quán chỉ bán đến 9 giờ sáng là dọn hàng và cũng không còn hàng để bán. Chỗ ngồi chật trội, giờ bán bị hạn chế nhưng thực khách đến đây không bao giờ tỏ ra vội vàng ăn nhanh ăn chóng để ra về mà chậm rãi thưởng thức để cảm nhận thật sâu vị ngon của phở. Nếu có dịp về Nam Định, bạn đừng quên tìm đến một trong hai hàng phở chúng tôi giới thiệu ở trên. Ăn một lần, mãi không quên.
- Lối sống của người Nam Định
- Bài múa bùn điệu nghệ của các thanh niên Nam Định
- Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
- Nhà thờ Giáo họ Trung Lễ – Xuân Trường Nam Định
- Nam Định: Nghề Biển Hải Lý
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Ý Yên: Những báu vật nơi phế tích Chương Sơn
-
Cố băng qua đường sắt dù barie đã đóng, người đi xe máy suýt mất mạng
-
Tối nay bão số 3 giật cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh – Nam Định, toàn miền Bắc mưa rất to
-
Tai nạn rình rập tại 271 đường ngang dân sinh ở Nam Định
-
Xác định nguyên nhân vụ cháy nhà thờ cổ gần 130 năm tuổi ở Nam Định
-
Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
-
Nam Trực: Làng ” nghề phở “
-
Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
-
Tại sao lại gọi là “phở”?
-
Công an Hải Hậu (Nam Định) phát thông báo tìm người thân cô gái trẻ tử vong dưới cống nước
-
Hải Hậu: Hạt Muối Quê Tôi Bước Vào Trong Thơ Ca
-
Bác sĩ kể lại giây phút bé trai nặng 6,1kg chào đời
-
Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
-
Bị cướp điện thoại từ thói quen để ở túi quần sau
-
Vụ đâm bạn nhậu tử vong ở Nam Định: “Chú cháu anh ấy thân nhau lắm”
-
Nam Định: Nghi án xã bao che trưởng thôn lạm quyền