Xoay quanh chủ đề nhà gái thách cưới nhà trai 100 triệu đồng, không ít cư dân mạng lên tiếng bàn tán về vấn đề này. Bên cạnh những lời “ném đá” cho rằng nhà gái đang thương mại hóa đám cưới thì nhiều người cho rằng “nhà gái thách cưới là có lý của họ”.
Anh Phan Giang chia sẻ: “Thách cưới là một tục lệ có từ xa xưa, nó thể hiện sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình. Ngày nay, xã hội hiện đại, tục lệ này đang dần bị mai một, thay vào đó là sự đề cao tình yêu đôi lứa, đề cao tình cảm và tôn trọng quyết định của giới trẻ”.

Theo anh Phan Giang nhà gái thách cưới cao đôi khi là cách từ chối khéo đám cưới (Ảnh: NVCC).
“Thứ nhất, có thể do cố tình ngăn cản chuyện cưới hỏi của các con nhưng không thành nên nhà gái cố tình thách cưới cao để nhà trai từ bỏ. Thứ hai, cũng có thể là sự thương mại hóa đám cưới, nghĩa là nhà gái có “áp dụng” tính chất kinh doanh lên tình yêu của con trẻ”, anh Phan Giang phân tích.
Cũng theo anh Phan Giang, việc thương mại hóa đám cưới cực kỳ nguy hiểm, bởi đây là việc làm ảnh hưởng tới hạnh phúc sau này của con trẻ sau này.
Dù thế, anh Phan Giang cũng đưa ra lời khuyên cho cư dân mạng: “Khi câu chuyện chưa tỏ tường, cư dân mạng đừng vội ‘ném đá’ gia đình nhà gái. Hãy chờ đợi và lắng nghe cho tới khi câu chuyện được ngã ngũ, hãy đừng vội đưa ra phán xét, bởi đây mới chỉ là chia sẻ ngắn gọn từ một phía mà thôi”.
Còn cây viết trẻ Thanh Xuân thì lại cho rằng, việc thách cưới 100 triệu cũng có cái lý riêng của nhà gái, họ có quyền được thách cưới nhà trai.
“Có thể vì gia đình nhà gái không muốn nhà trai có được con dâu dễ dàng rồi sinh ra sự coi thường nên mới thách cưới cao, ngầm ý: ‘Con gái nhà tôi đắt giá lắm nhé’. Đây cũng là cách thể hiện tình yêu thương với con gái của họ, suy cho cùng, số tiền thách cưới đó rồi cũng sẽ là của hồi môn cho con gái họ mà thôi”, Thanh Xuân chia sẻ.

Cây viết trẻ Thanh Xuân (Ảnh: NVCC).
Còn bạn trẻ Tường Vy (Nam Định) cho rằng, thách cưới được xem là một tục lệ cổ truyền của đám cưới Việt Nam, thể hiện sự môn đăng hộ đối, sự trân trọng muốn có được con dâu từ nhà trai đối với nhà gái. Đồng thời cũng để nhà gái không chịu thiệt thòi khi gả con đi.
Nhưng không vì thế mà đặt tục lệ này lên trên cả sự phù hợp của con trẻ, bởi con gái về nhà chồng có hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Trong đó, phải kể tình yêu của cô dâu và chú rể chứ không phải là càng thách cưới cao thì cuộc sống sau hôn nhân của hai con sẽ hạnh phúc, con gái về làm dâu sẽ sung sướng. Bởi vậy, khi thách cưới các bậc làm cha làm mẹ cũng nên suy nghĩ thật thấu đáo.
Thế còn bạn? Bạn nghĩ gì về tục thách cưới này?
Theo Thanh Bình( người đưa tin)
- Nét đẹp văn hóa nghề làm bánh nhãn Hải Hậu
- Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội – Nam Định – Sài Gòn
- Những địa điểm khó bỏ qua ở Nam Định
- Góc nhỏ cuộc sống ít biết ở “thiên đường sung sướng” Quất Lâm
- Ảnh cưới đẹp như mơ của cô dâu được đón bằng dàn xe Roll – Royce ở Nam Định
- Nữ giảng viên nóng bỏng ĐH Quốc gia: Sinh viên rất tò mò về tôi
- 6 món bánh dân dã “thử một lần là nhớ một đời” của Nam Định
-
QL10 Nam Định: Chợ cóc đe dọa an toàn quốc lộ
-
Thảm hoa mười giờ ven đường quê nông thôn mới, giản đơn nhưng đẹp như tranh vẽ
-
Đình chùa Đan Phượng xã Giao Yến Giao Thủy Nam Định
-
Chợ gần chục Tỷ bỏ hoang giữ Tp.Nam Định
-
Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
-
Xe giường nằm 40 chỗ biển Nam Định nhét 72 người
-
Nam Định: Người cha đăng tin tìm con gái 14 tuổi mất tích trong vô vọng
-
Chi tiết thương tâm vụ trẻ sơ sinh vứt bên bãi rác
-
Nỗi cay đắng của nữ phạm nhân buôn ma túy…
-
Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
-
Clip Xe cứu thương vượt đèn đỏ đâm văng xe máy ở Nam Định
-
Không “nương tay” bất kỳ sai sót nào khi thi công cầu Thịnh Long
-
Nam Định: Thu hồi giấy phép kinh doanh, phù hiệu xe 29 chỗ nhồi 93 khách
-
Clip Xe khách Nam Định bị nhóm người chém hội đồng tại Quảng Ninh
-
Nam Định: Đứng chờ đèn đỏ bị xe đầu kéo đâm tử vong