Đình Hưng Lộc được xây theo lối tiền chữ nhất hậu chữ đinh bao gồm Tiền tế, Trung đình và Chính tẩm (hậu cung). Hậu cung được trang trí bởi các mảng trang trí điêu khắc vô cùng sống động, hài hòa đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt, toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân đương thời.
Khác biệt nhất của đình so với các công trình thờ tự tín ngưỡng thường gặp là điêu khắc trên chất liệu gỗ mang đậm tính dân gian sâu sắc với nhiều đề tài phong phú thể hiện đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Như bức “Nam nữ tình tự”. Đây là cảnh sinh hoạt tự nhiên giữa nam và nữ khá táo bạo. Sự táo bạo thể hiên ở chỗ vào thế kỷ XVII khi đạo Nho đang thịnh thì bức điêu khắc trên được xem là sự đột phá vào quan điểm “Trọng nam khinh nữ”.
Sự táo bạo thể hiện ở chỗ các nghệ nhân dám chạm khắc đề tài ở trong cung cấm, đây là một nếp nghĩ phóng khoáng, vượt mọi rào cản, một phương pháp đấu tranh đặc biệt cho thấy nghệ thuật đã phản ánh một cách chân thực bức tranh xã hội đương thời, là tấm gương phản chiếu đời sống của người xưa.
Bảo Tháp Đại Bi thiết kế trong khuôn viên chùa Phúc Lộc nằm giữa 2 cây bồ đề cổ thụ.
Mặt chính của Bảo tháp quay về hướng Nam, trước mặt là hồ nước trong xanh hình chữ nhật, dưới hồ được thiết kế một thủy đình với pho tượng Đức Phật Di Lặc là biểu hiện cho Đức Phật trong tương lai.
Đây là ngôi Bảo tháp cao nhất tỉnh Nam Định tại thời điểm hiện nay. Công trình bao gồm phần tháp và 149 pho tượng Phật nặng từ 330kg đến 4 tấn bằng đồng đỏ nguyên chất.
Tháp có cấu trúc phía bên ngoài là hình bát giác, 8 cạnh bằng nhau, có 13 tầng với chiều cao 48m, tượng trưng cho 48 hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà ở nơi thế gian.
Điều đặc biệt của bảo tháp được thể hiện ở chỗ trên đỉnh tháp Bút Sen được đúc bằng đồng có chiều cao gần 3m.
Đường kính hơn 2m và trọng lượng gần 3 tấn được bài trí xá lợi Phật và ở 8 phương được gắn bởi 8 viên đá quí luôn luôn phản chiếu ánh sáng của chư Phật với pháp lực vô biên của bảo tháp hiện ra luôn rọi ánh hào quang của Phật pháp để ban phúc lành đến cho dân chúng.
Cho đến nay, công trình Bảo tháp Đại Bi đang bước vào giai đoạn nước rút hoàn thiện quan trọng nhất.
Dự kiến trong tháng 10 tới khánh thành, đây sẽ là công trình độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt cả về kiến trúc cũng như giáo pháp trên con đường hoằng dương Phật pháp, vì lợi ích của mọi chúng sinh./.
(Ảnh trên: Đình Hưng Lộc; Giếng Ngọc tại Chùa Phúc Lộc; Nghệ thuật điêu khắc tại Đình Hưng Lộc)
Theo Đài Phat thanh và truyền hình Nam Định – Th.h Quỳnh Hương
- Thơm hương gạo sạch từ vùng đất lúa Nam Định
- Ngỡ ngàng cây Bồ Đề hơn 800 trăm tuổi tại Nam Định
- Nợ 10 triệu 4 năm không trả, chàng trai còn ‘thuê’ người yêu cũ trang điểm cho vợ trong ngày cưới
- Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
- Trực Ninh: Lời đồn rợn tóc gáy về con trăn quẩn quanh trong ngôi đền thờ Mẫu
- Người đẹp Thư Dung ngầm ‘tố’ Kỳ Duyên là người thứ 3?
- Họa sĩ 9X Nam Định “đưa” tranh truyền thần vào nghệ thuật tatoo
-
Ý Yên: Ăn tiết canh lợn nhà nuôi, người đàn ông bị liên cầu khuẩn suýt chết
-
Thông tin mới về vụ thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định
-
Nam thanh niên giả khuyết tật, lừa đảo xin tiền bị bóc mẽ gây bức xúc
-
Vụ truy sát đẫm máu tại Nam Định: Đã bắt được 2 đối tượng gây án
-
Đền Trần Nam Định
-
Cô Gái Tự Tử Tại Hồ Truyền Thống Nam Định
-
Tổng hợp 20 món ăn vặt ngon rẻ tại Nam Định
-
Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
-
Nhà máy dệt Nam Định đã bị san phẳng gần hết
-
Vụ hiếp dâm tập thể tại Nam Định: 68 năm tù cho các đối tượng gây án
-
Nam Định: Dân kiên quyết yêu cầu Công ty đốt dầu phải di dời
-
2 cô gái phóng xe máy biển 18 ngược chiều ở đường trên cao, ô tô chạy 70km/h không đuổi kịp
-
Bắt đối tượng dùng chứng minh thư giả, vận chuyện hơn 23.000 viên ma túy tổng hợp
-
Nam Định: Xưởng nấu dầu thải ‘hành’ dân
-
Làng nghề nấu rượu Kiên Lao Nam Định