Đình Hưng Lộc được xây theo lối tiền chữ nhất hậu chữ đinh bao gồm Tiền tế, Trung đình và Chính tẩm (hậu cung). Hậu cung được trang trí bởi các mảng trang trí điêu khắc vô cùng sống động, hài hòa đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt, toát lên vẻ tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân đương thời.
Khác biệt nhất của đình so với các công trình thờ tự tín ngưỡng thường gặp là điêu khắc trên chất liệu gỗ mang đậm tính dân gian sâu sắc với nhiều đề tài phong phú thể hiện đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Như bức “Nam nữ tình tự”. Đây là cảnh sinh hoạt tự nhiên giữa nam và nữ khá táo bạo. Sự táo bạo thể hiên ở chỗ vào thế kỷ XVII khi đạo Nho đang thịnh thì bức điêu khắc trên được xem là sự đột phá vào quan điểm “Trọng nam khinh nữ”.
Sự táo bạo thể hiện ở chỗ các nghệ nhân dám chạm khắc đề tài ở trong cung cấm, đây là một nếp nghĩ phóng khoáng, vượt mọi rào cản, một phương pháp đấu tranh đặc biệt cho thấy nghệ thuật đã phản ánh một cách chân thực bức tranh xã hội đương thời, là tấm gương phản chiếu đời sống của người xưa.
Bảo Tháp Đại Bi thiết kế trong khuôn viên chùa Phúc Lộc nằm giữa 2 cây bồ đề cổ thụ.
Mặt chính của Bảo tháp quay về hướng Nam, trước mặt là hồ nước trong xanh hình chữ nhật, dưới hồ được thiết kế một thủy đình với pho tượng Đức Phật Di Lặc là biểu hiện cho Đức Phật trong tương lai.
Đây là ngôi Bảo tháp cao nhất tỉnh Nam Định tại thời điểm hiện nay. Công trình bao gồm phần tháp và 149 pho tượng Phật nặng từ 330kg đến 4 tấn bằng đồng đỏ nguyên chất.
Tháp có cấu trúc phía bên ngoài là hình bát giác, 8 cạnh bằng nhau, có 13 tầng với chiều cao 48m, tượng trưng cho 48 hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà ở nơi thế gian.
Điều đặc biệt của bảo tháp được thể hiện ở chỗ trên đỉnh tháp Bút Sen được đúc bằng đồng có chiều cao gần 3m.
Đường kính hơn 2m và trọng lượng gần 3 tấn được bài trí xá lợi Phật và ở 8 phương được gắn bởi 8 viên đá quí luôn luôn phản chiếu ánh sáng của chư Phật với pháp lực vô biên của bảo tháp hiện ra luôn rọi ánh hào quang của Phật pháp để ban phúc lành đến cho dân chúng.
Cho đến nay, công trình Bảo tháp Đại Bi đang bước vào giai đoạn nước rút hoàn thiện quan trọng nhất.
Dự kiến trong tháng 10 tới khánh thành, đây sẽ là công trình độc đáo, có ý nghĩa đặc biệt cả về kiến trúc cũng như giáo pháp trên con đường hoằng dương Phật pháp, vì lợi ích của mọi chúng sinh./.
(Ảnh trên: Đình Hưng Lộc; Giếng Ngọc tại Chùa Phúc Lộc; Nghệ thuật điêu khắc tại Đình Hưng Lộc)
Theo Đài Phat thanh và truyền hình Nam Định – Th.h Quỳnh Hương
- [Tiếp] hình ảnh giáng sinh tại một số giáo xứ Nam Định
- Cháy tàu trên Vịnh Hạ Long, 19 du khách thoát nạn
- Tiềm năng du lịch văn hóa – làng nghề ở Ý Yên, Nam Định
- Làng cây cảnh Vỵ Khê
- Đón Bình Minh Trên Biển Vắng Bên Nhà Thờ Trái Tim
- Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2016
- Thiếu nữ Nam Định “gây thương nhớ” với nụ cười toả nắng
-
Hàng vạn du khách về hội Phủ Dầy
-
Lịch trình cho hai ngày xả hơi ở Hải Hậu – Nam Định
-
Cô gái 30 tuổi bị xe tải chiều cuốn vào gầm ôtô tử vong
-
22 Món quà vặt ngon nổi tiếng của đất Nam Định – Bạn đã thử hết chưa ?
-
Nam Định: Tàu hàng đâm thuyền đánh cá: Chồng sống sót, vợ tử vong
-
Nam Định: Khởi tố đối tượng đập phá xe ô tô, hành hung chủ xe
-
Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
-
Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu – Nam Trực Nam Định
-
Bạn gái mang bầu 4 tuần nhảy cầu tự tử, thanh niên quê Nam Định gào khóc đòi nhảy theo
-
Công an tỉnh Nam Định bắt giữ đối tượng có 3 lệnh truy nã
-
Sông Ninh Cơ Nam Định
-
Nam Định: Làm ca đêm về, người đàn ông tử vong cùng xe máy dưới sông
-
Một phụ nữ tự tử không thành tại cầu đò quan Nam Định
-
Điều Thú Vị Gì? Khi Đặt Chân Về Làng Nghề Hải Minh, Nam Định
-
Vì sao đoạn đường Phù Nghĩa hay xảy ra tai nạn giao thông?