Dòng sông quê gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam, nó như một ký ức không thể phai nhòa và mãi mãi hiên ngang cùng năm tháng. Mỗi ai xa quê đều nhớ về dòng sông nơi đã tắm mát tuổi thơ. Và Sông Ninh Cơ cũng vậy.
Sông Ninh Cơ (còn gọi là Lạch Lác hay Cường Giang) là một phân lưu ở hạ nguồn của sông Hồng chảy qua tỉnh Nam Định. Điểm bắt đầu của nó là nơi tiếp giáp hai xã Trực Chính (huyện Trực Ninh) và Xuân Hồng (huyện Xuân Trường). Nó chảy qua ranh giới hai huyện Trực Ninh, Xuân Trường, sau đó xuyên ngang qua huyện Trực Ninh rồi đổi hướng để tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện này với huyện Nghĩa Hưng. Đoạn sau đó là ranh giới giữa hai huyện Nghĩa Hưng (phía tây) và Hải Hậu (phía đông), cuối cùng sông đổ ra cửa Lạch Giang (còn gọi là cửa Ninh Cơ) tại nơi tiếp giáp giữa xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng) và thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu).

NAM ĐỊNH – Nghĩa Hưng – Sông Ninh Cơ đoạn cầu phao Ninh Cường
Cầu Lạc Quần là cầu bê-tông duy nhất bắc qua sông này, phía Bắc cầu là huyện Trực Ninh, phía Nam cầu là huyện Xuân Trường. Cùng với đó, nối hai bên bờ sông còn có cầu phao Ninh Cường, các bến phà Hải Minh, Thịnh Long và một vài bến đò khác. Con sông này chảy gần như hình sin theo hướng Bắc Đông Bắc – Tây Nam với chiều dài khoảng 55 km. Nó đem lại nguồn nước và phù sa khá tốt cho 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh. Vào mùa lũ, nước sông dâng khá lớn, có thể nước tới mặt đê cao 15 m.

Lễ Hội Chùa Keo Hành Thiện diễn ra trên Sông Ninh Cơ
Sông Ninh Cơ cũng là một dòng sông gắn liền với cuộc sống của người dân làng Ngọc Tiên, Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Con sông này xa xưa thời Trần các đinh tráng làng Ngọc Tiên cùng lính Triều Đình với tướng Yết Kiêu, Dã Tượng tập luyện trên sông để chuẩn bị những trận đánh chống quân Nguyên Mông. Bến đò xưa Cựa Gà làng Ngọc Tiên đã đi vào bao nhiêu thơ ca và nơi bến đò này cũng đón bao nhiêu tao nhân mặc khách khắp nơi đi về trong đó có các nhà thơ Tú Xương, Tản Đà, Nguyễn Khuyến… Năm 1947 tại bến đò Cựa Gà, nhà thơ Khái Hưng của nhóm tự lực văn đoàn đã bị giết chết tại đây! Sông Ninh Cơ, đò Cựa Gà cũng là nơi hàng năm vào rằm tháng giêng diễn ra môn thi Địch Thủy, chạy từ chùa Ngọc Tiên (Thanh Quang Tự) ra bến đò Cựa Gà lội ra giữa dòng sông để lấy nước về đồ xôi cúng Thành hoàng làng Ngọc Tiên, và cũng là nơi diễn ra cuộc thi bơi Trải hằng năm trong lễ hội truyền thống chùa Keo Hành Thiện. Sông Ninh Cơ còn gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhiều giáo xứ lâu đời của giáo phận Bùi Chu.
- Người Việt tìm kiếm từ khóa nào nhiều nhất trên Google?
- Bạn thân điển trai dự đám cưới tiểu thư 200 cây vàng ở Nam Định choáng vì được quá nhiều cô gái lạ kết bạn
- Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu – Nam Định
- Nữ sinh Nam Định trở thành đại biểu Tài năng trẻ Việt Nam
- Nộm vỉa hè lâu đời nhất tại Nam Định
- Hải Hậu: Bài học kinh nghiệm từ xã thí điểm nông thôn mới
- Xôi chiên làm nhanh, vị mới lạ
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Xuất hiện ổ dịch, Nam Định tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong trường học
-
Nam Định: Con trai bán nhà, bố và em gái cưỡng đoạt nhà của người mua?
-
Yến Hoa lập kỳ tích cho điền kinh Việt Nam ở 2 ngày liên tiếp
-
Nam Định: Đón bằng UNESCO ghi danh ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’
-
Cây 10 tỷ đồng của Phan Văn Vĩnh khủng cỡ nào?
-
Nam Định quyết chỉ tuyển công chức học trường công lập
-
Bắt cặp đôi vờ mua nông sản qua điện thoại để lừa tiền tỉ
-
Nam Định: Khốn đốn vì người quen vay hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn?
-
Có những chợ Viềng nào tại Nam Định
-
Công nhân Công ty TNHH Yamani Dynasty trở lại làm việc
-
Huyền Trân Công Chúa – Sứ giả hoà bình thời Trần
-
39 tuần lên bàn mổ, mẹ Nam Định choáng váng nhìn BS lôi ra cục tròn to như quả bưởi
-
Tuần lễ Biển và Hải đảo lần thứ 8 sẽ tổ chức tại Nam Định
-
Khám phá xứ sở kèn đồng Nam Định