Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên
Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he,… rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Nhiều nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
- Ở mỗi nơi đều có 1 tục lệ đón tết Trung Thu khác nhau
Trung Thu tại Nam Định cũng như ở các nơi khác cũng phá cỗ, cũng bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi, rồi sư tử …
Tại Tp Nam Định các lứa tuổi thanh niên thường chuẩn bị đón Trung Thu bằng cách làm ra những đầu Sư Tử nhiều loại to và nhỏ được chuẩn bị kỹ càng từ trước Trung Thu rất lâu

Những đầu sư tử tại Nam Định được làm rất kì công
- Rồi đến những ngày 12 – 15 sẽ được mang đi diễu hành khắp các đường phố. Cũng như mọi nơi khác mọi người thường tập trung rất đông để đi theo các đầu sư tử như ảnh trên và trẻ em rất thích thú khi được ngắm nhìn sư tử trong ngày Trung Thu.
NHƯNG … ĐÓ LÀ ĐÚNG HAY SAI
Khi những đầu sư tử như vậy được diễu hành khắp phố phường ở Nam Định thì các lực lượng chức năng, Công An Nam Định đều cấm và bắt những con sư tử này về phường ?

Hình ảnh những đầu lân bị công an bắt về phường
Đây là 1 tục lệ truyền thống tại Nam Định. Khi còn bé tôi đã thấy những con sư tử to như này trong ngày lễ Trung Thu
Vậy 1 câu hỏi đặt ra tại sao ? Xin đọc tiếp …

Đây là 1 dòng STT được đăng tải trên mạng xã hội trong lễ hội Trung Thu tại Nam Định 2016
Sau khi dòng STT này được đăng tải lên mạng Facebook đã có rất nhiều lượt chia sẻ và những ý kiến trái chiều khác nhau của mọi người
Quan điểm ở đây là đúng hay sai?
Đúng vì đấy là ngày lễ Trung Thu
Sai vì nó gây ùn tắc giao thông, và những việc ngoài ý muốn …
Và đã có rất nhiều người có cùng quan điểm như dòng stt ảnh bên trên . “Tết Trung Thu cả năm có 1 lần. Đó là truyền thống tại Nam Định. Trung thu mà ko có sư tử bọn trẻ con cũng chẳng thấy vui. Đâu phải mỗi Nam Định là tắc đường. Công An ở tỉnh khác còn đi dẹp đường. Tết Trung Thu mà không tắc đường tốt nhất là ở nhà đừng ra đường …“
Và những ý kiến phản đối việc này : “Gây ùn tắc giao thông. Gây sự. Đánh nhau. Nếu những con sử tử to như này được bày ở 1 chỗ trên vỉa hè thì sẽ không ai bắt. Công An thực hiện đúng pháp luật. Mất trật tự nơi công cộng. Múa sư tử ok đi ra sân quảng trường hoặc công viên tượng đài khu vui chơi giải trí công cộng thì ai cũng ủng hộ nhé. Múa lân cho vui đằng này lại đi xin tiền, chặn xe ô tô để xin tiền. Nhà mình không thích Trung Thu cho lắm vì hàng ngày rất nhiều trẻ em đi múa sư tử và xin tiền, biết là ngày têt thiếu nhi nó phải vậy nhưng nhà mình cũng cảm thấy rất phiền, và mình nghĩ không riêng nhà mình …“
Rất nhiều những quan điểm khác nhau gây tranh cãi trên các cộng động mạng xã hội . Rồi 1 bạn để lại dòng cảm nhận: “Rồi Nam Định sẽ mất dần lễ hội Trung Thu”
Theo quan điểm của 1 bạn chia sẻ:
Điều này hoàn toàn đúng . Chúng ta nên tổ chức 1 lễ Trung Thu tại Nam Định theo 1 cách chuyên nghiệp hơn, quy củ hơn, và hoành tráng hơn.
Đây là 1 bức ảnh chụp lễ hội Trung Thu 2016 tại 1 tỉnh khác . Cũng Tắc đường, cũng ùn tắc giao thông, cũng có sư tử, cũng có những thứ thật là to và to. Nhưng họ tổ chức 1 cách chuyên nghiệp hơn. Và đây là Phường tổ chức.
Rất đẹp mang đúng ý nghĩa Trung Thu . Các lực lượng chức năng làm đúng nghĩa vụ dẹp đường, tránh ùn tắc giao thông, trẻ em, người lớn đổ hết ra đường để đi theo các đoàn xe như này. Và họ gọi nó là lễ rước đèn.
Đây không phải là 1 phép so sánh vì mỗi nơi đều có 1 phong tục riêng
Tất nhiên tục lệ rất khó thay đổi nhưng có thể biển đổi nó. Ta có thể hiểu 1 món ăn thêm 1 chút mắm, thêm 1 chút muối, rồi giảm đi 1 ít mì chính đi để hương vị thêm đậm đà mà lại còn đảm bảo cho sức khỏe .
Hãy chuẩn bị công tác với phường, vẫn làm những đầu sư tử thật to, cho lên 1 tải nhỏ hoặc 1 xe kéo, có thể làm thêm những chiếc đèn kéo quân thật to, con giáp của năm, trống, và những chú sư tử nho nhỏ đi đằng trước đoàn, rồi những thùng loa đài với những bài hát thiếu nhi, rồi những người hóa trang thành chú cuội, chị hằng. … Vậy có phải rất đẹp không.
Hãy giữ lại truyền thống và phát huy nó !
Mong có những ý kiến đóng góp về Trung Thu tại quê hương.
Phạm Hùng – Tintucnamdinh.vn
- Nữ sinh bình tĩnh nhất năm: Ngồi sau xe bố đánh chén bữa sáng có đầy đủ bát đũa như ở tiệm!
- Du khách nô nức về dự Lễ hội truyền thống đền Trần
- Củ chuối, những món ngon
- Làng “nghề phở”
- Dệt Nam Định xưa và nay
- Xuân Trường: Gặp lại người làm kèn khổng lồ đạt Guinness
- Cận cảnh vẻ đẹp của vùng biển Hải Hậu thành Nam
-
Vợ mang bầu mất tích hơn 30 ngày, chồng mòn mỏi tìm kiếm khắp nơi
-
Nam Định: Trộm táo tợn phá khóa cửa, ung dung “cuỗm” đồ
-
Tuyệt đẹp với cung phượt nhà thờ đổ tại Nam Định
-
Phạt nặng tài xế chở khách Tây ‘chặt chém’ 2km lấy 450 nghìn đồng
-
Khởi tố 4 đối tượng chém người ở bến xe Cửa Ông
-
Nam Định: Hạ độ cao 22 điểm hàng rào ngăn cách đường bộ-đường sắt
-
Nam Định: Ngang nhiên bán tạp hóa trên cây cầu xuống cấp trầm trọng
-
Nam thanh niên đi xe SH không biển số mang ma túy bị Cảnh sát 141 phát hiện
-
Nước mắm Ninh Cơ tự hào thương hiệu Việt
-
Di tích lịch sử, danh thắng thành Nam
-
Nam Định: Vợ cùng 2 con mất tích bí ẩn, chồng lặn lội tìm kiếm khắp nơi
-
Những hình ảnh mới nhất vụ tai nạn tàu tại Núi Gôi (Nam Định) sáng nay
-
Nam Định: GĐ kho bạc ra văn bản bất thường, bị cấp trên ‘tuýt còi’
-
“Nghịch tử” ngáo đá sát hại bố mẹ: Vợ con may mắn thoát nạn
-
Tỉnh Nam Định khuyến khích báo chí giám sát cán bộ, công chức