Với 175 năm trị vì, nhà Trần là một trong những triều đại phong kiến nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam trên các lĩnh vực quân sự, văn hóa, kinh tế, đối ngoại, giáo dục… Dưới triều đại nhà Trần, đã xuất hiện nhiều nhân vật xuất chúng trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự, các nhà khoa bảng, danh nhân văn hóa… Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ sau tiếp tục phát huy trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Lễ khánh thành Tượng đài Trần Hưng Đạo, tại Quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định (ngày 17-9-2000)

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Là một Tiết chế đầy tài năng, khi “dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”, đặc biệt là có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt. Đánh giá về con người và công lao của Trần Hưng Đạo, sử sách và các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân, thể hiện rất rõ ở câu trả lời vua Trần Anh Tông về kế sách giữ nước trước khi ông mất rằng: “Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà. Chính sử và các giai thoại đều ghi lại những sự kiện, câu chuyện khẳng định tài đức vẹn toàn xứng bậc anh hùng dân tộc của Trần Hưng Đạo, con người khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi, không tham quyền chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng, một danh nhân quân sự thiên tài trong lịch sử cổ kim không chỉ của nước Đại Việt mà mang tầm thế giới… Trong đời mình, ông đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước, nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước, luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết trong tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Những sách lược, chiến thuật quân sự của ông như đường lối chiến tranh nhân dân, kế “thanh dã” (vườn không, nhà trống), đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc vì đại cục… đã được hậu thế kế thừa và phát triển trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Ông là tướng nhân, tướng nghĩa, tướng trí, tướng dũng, và tướng tín, nên quân đội nhà Trần do ông thống lĩnh đã bách chiến, bách thắng, góp công quan trọng dệt nên những trang sử vàng hiển hách trong lịch sử dân tộc, để lại niềm vinh dự, tự hào lớn lao cho hậu thế của đất Thiên Trường – Nam Định.

Chân dung phác thảo của ông
Ông mất ngày 20-8 âm lịch năm Canh Tý (1300). Khi Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức Thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi. Trong đó nổi tiếng hơn cả là đền thờ ông trong Khu Di tích lịch sử văn hóa Trần tại phường Lộc Vượng (TP Nam Định) và tại Kiếp Bạc (Hải Dương) là những địa chỉ du lịch tâm linh đặc biệt được nhân dân cả nước kính cẩn hành hương về hằng năm. Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định hiện là một trong những công trình văn hóa tiêu biểu được du khách đến tham quan và chụp hình lưu niệm mỗi khi đến Thành Nam. Ngoài ra, ông còn được lập đền thờ, dựng tượng ở nhiều nơi trên khắp đất nước, thể hiện sự tôn vinh, tri ân của hậu thế đối với tài đức, công lao của ông. Mới đây nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ta đã xây dựng tượng đài ông trên quần đảo Trường Sa./.
Nguồn tin: Báo Nam Định
- Clip Rap Nam Định Trong Tim Tôi
- Những con người thầm lặng làm nhiệm vụ nhặt xác thai nhi
- Tại Sao Nam Định Là Dân 2 Ngón?
- Nam Định: Kỳ quái người đàn ông 35 năm nuôi móng tay, vợ phải đút cho ăn
- Đắm chìm với bức tranh thiên nhiên bình yên ở vùng đất Hải Hậu
- Ngày 7-2, khai hội Đền Trần Nam Định: BTC sẽ phát đủ ấn cho du khách
- Bé Thảo My bị bỏng nồi canh đã được xuất viện về nhà
-
Phát hiện xác thai nhi trong hộp nhựa ở Nam Định
-
Tài xế xe tải thoát chết nhờ người dân thông báo đầu xe bốc cháy
-
Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
-
Vụ truy sát đẫm máu tại Nam Định: Đã bắt được 2 đối tượng gây án
-
Dự án Nhà máy nước sạch Yên Phú chậm tiến độ: Cần xử lý kiên quyết để người dân sớm có nước sạch
-
Chùm ảnh độc phố cổ Thành Nam qua những bức tranh nghệ thuật
-
Sắp làm đường cao tốc đi qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
-
Noel xứ đạo Bùi Chu
-
Phá đường dây thuốc lắc “khủng” từ Hải Phòng về Nam Định
-
Bão số 3 khiến hơn 700ha lúa mùa của Nam Định chìm trong nước
-
Khám phá Cầu Ngói Và Lễ hội Quần Anh xã Hải Anh – Hải Hậu – Nam Định
-
Dự án bệnh viện 850 tỷ bỏ hoang sau 10 năm thi công
-
Nam Định: Vợ chồng cán bộ ôm tiền tỷ bỏ trốn, dân kêu trời oán thán
-
Chợ Viềng – Tại sao lại có cái tên “Viềng”?
-
Thấy đèn báo hiệu vẫn băng qua đường ray, nam thanh niên bị tàu hoả đâm chết